5+ Mẫu viết đoạn văn về tình phụ tử lớp 9? Dẫn chứng về tình phụ tử? Viết đoạn văn về tình phụ tử ngắn nhất?

5+ Mẫu viết đoạn văn về tình phụ tử lớp 9? Dẫn chứng về tình phụ tử? Viết đoạn văn về tình phụ tử ngắn nhất? Dẫn chứng về tình phụ tử khi viết đoạn văn nghị luận? Con có nghĩa vụ gì khi sống cùng với cha mẹ?

5+ Mẫu viết đoạn văn về tình phụ tử lớp 9? Viết đoạn văn về tình phụ tử ngắn nhất?

Tham khảo 5+ Mẫu viết đoạn văn về tình phụ tử lớp 9 dưới đây:

Mẫu 1:

Tình phụ tử sợi dây gắn kết bền chặt giữa cha và con. Cũng như tính mẫu tử giữa mẹ và con thì tình phụ tử cũng là một loại tình cảm thiêng liêng, cao quý nhất của con người, là sợi dây gắn kết bền chặt giữa cha và con. Không dịu dàng, ngọt ngào như tình mẫu tử thì tình phụ tử với cha lại âm thầm, lặng lẽ như một ngọn núi vững chãi, che chở con suốt đời. Người cha thường không giỏi trong việc thể hiện cảm xúc, tỉnh yêu thương của bản thân dành cho các con một cách rõ ràng nhưng lại là người sẵn sàng gánh chịu mọi nhọc nhằn, hi sinh âm thầm vì con. Sự vất vả của cha được thực tả bằng những giọt mồ hôi trên trán, mỗi bước chân tất tả giữa nắng mưa là cả một trời yêu thương không nói thành lời dành cho con. Tình phụ tử không ồn ào mà lắng sâu, không nhất thời mà trường tồn theo năm tháng. Xuôi theo dòng chảy hối hả của cuộc sống ngày nay, một số người cứ mải mê theo đuổi công việc, học hành mà dần lãng quên tình cảm với cha, không dành nhiều thời gian bên cha mẹ. Chúng ta cần biết trân trọng, thấu hiểu và yêu thương cha nhiều hơn qua những hành động nhỏ như một lời hỏi han, chăm sóc. Bởi lẽ, cha là điểm tựa vững chắc cho con, mỗi khi con vấp ngã thì cha luôn là nơi con có thể quay về, là nơi con được an ủi, động viên. Có thể vẫn còn đó chút ngại ngùng, bối rối khi nói lời yêu thương với cha mẹ. Nhưng hãy học và tập nói lời yêu thương các bạn nhé!

TẢI VỀ: Xem đầy đủ 4 mẫu còn lại

*Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo

5+ Mẫu viết đoạn văn về tình phụ tử lớp 9? Dẫn chứng về tình phụ tử? Viết đoạn văn về tình phụ tử ngắn nhất?

5+ Mẫu viết đoạn văn về tình phụ tử lớp 9? Dẫn chứng về tình phụ tử? Viết đoạn văn về tình phụ tử ngắn nhất? (Hình từ Internet)

Dẫn chứng về tình phụ tử khi viết đoạn văn nghị luận? Con có nghĩa vụ gì khi sống cùng với cha mẹ?

Khi viết một đoạn văn nghị luận về tình phụ tử, có thể sử dụng các dẫn chứng để làm rõ và minh chứng cho luận điểm của mình. Tham khảo dưới đây:

(1) Dẫn chứng từ thực tế:

Hy sinh thầm lặng của người cha

Cha làm việc vất vả để con có cơ hội học hành

...

(2) Dẫn chứng trong văn học:

Chuyện người cha trong tác phẩm "Lão Hạc" của Nam Cao: Trong tác phẩm này, Lão Hạc là người cha dù nghèo khó, vất vả nhưng vẫn yêu thương con hết mực. Dù không thể trực tiếp lo cho con cái vì hoàn cảnh khó khăn, nhưng tình yêu của Lão Hạc thể hiện qua việc lo lắng cho cuộc sống của con sau này.

Trong tác phẩm "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng, hình ảnh ông Sáu ngồi miệt mài làm từng chiếc răng lược chỉ vì lời nói vu vơ của bé Thu, "cha tặng con cây lược ngà", đã gợi lên sự hy sinh của ông. Trước khi ông nhắm mắt mãi mãi, ông vẫn nghĩ về con gái. Đó chính là sức mạnh để ông vượt qua mọi khó khăn. Cha mẹ có thể hy sinh và đánh đổi tất cả vì tương lai của con.

...

(3) Dẫn chứng từ những câu nói nổi tiếng:

Bạn không cần phải đắn đo phân tích cha chúng ta là người như thế nào vì lúc nào lòng cha cũng thật vĩ đại. – Anne Sexton –

Những điều bạn học được từ cha mình, nhiều hơn rất nhiều so với những gì mà bạn đã học ở trường.– Ngạn ngữ Anh –

Một đứa con ngủ ngon, yên giấc không đâu bằng trong phòng của cha nó.– Novalis –

Người cha nghiêm khắc nhất tất nặng lời khi khiển trách nhưng vẫn là người cha tốt trong mọi hành động.– Menandre –

Trên trái đất này, không có món quà nào ngọt ngào bằng tình yêu thương của người cha cho con mình.– Cicero –

...

*Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo

Căn cứ quy định tại Điều 70 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

Quyền và nghĩa vụ của con
1. Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.
2. Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.
3. Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc.
Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
4. Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.
5. Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình.

Theo đó, khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.

Lưu ý: Theo quy định trên và quy định tại Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì con còn có các nghĩa vụ sau đây:

- Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.

- Chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.

Cha mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con đúng không?

Căn cứ Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Theo đó, cha mẹ không trực tiếp nuôi con có các quyền và nghĩa vụ như sau:

- Cha mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

- Cha mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

- Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Như vậy, cha mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo quy định.

Chương trình giáo dục phổ thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đề thi học kỳ 2 môn Tiếng Anh lớp 5 năm học 2024 2025? Tải về đề thi học kỳ 2 Tiếng Anh lớp 5?
Pháp luật
05 mở bài điểm cao về tình cảm cha con lớp 7? 05 kết bài điểm cao? Mục tiêu giáo dục của môn Ngữ văn lớp 7?
Pháp luật
3 Đoạn văn nêu ý kiến tán thành về việc thành lập câu lạc bộ Tiếng Anh? Dàn ý? Đặc điểm môn Tiếng Anh lớp 3 đến 12?
Pháp luật
5+ Mẫu viết đoạn văn về tình phụ tử lớp 9? Dẫn chứng về tình phụ tử? Viết đoạn văn về tình phụ tử ngắn nhất?
Pháp luật
Các thành phần phụ trong câu Tiếng Việt? Ví dụ về thành phần phụ của câu? Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập nào?
Pháp luật
05 đoạn văn điểm cao nêu cảm nghĩ về công việc bác sĩ? Điều kiện để có thể trở thành bác sĩ gia đình?
Pháp luật
05 đoạn văn cảm nghĩ về ngày đầu tiên đi học? Lập dàn ý? Mục tiêu chung của chương trình giáo dục môn Ngữ văn là gì?
Pháp luật
Đoạn văn nêu cảm nghĩ về môn Lịch sử trong chương trình THCS? Mục tiêu của môn Lịch sử trong chương trình giáo dục?
Pháp luật
Nghị luận xã hội về vấn đề nạn phân biệt vùng miền? Lập dàn ý? Nền tảng xây dựng chương trình Ngữ Văn?
Pháp luật
Chất dung môi là gì? Chất dung môi có độc không? Phân biệt được chất dung môi và dung dịch là yêu cầu cần đạt trong môn khoa học tự nhiên lớp mấy?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình giáo dục phổ thông
Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
25 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào