12 biện pháp phòng chống khủng bố khẩn cấp bao gồm những gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban chỉ đạo phòng chống khủng bố cấp tỉnh được quy định như thế nào?
12 biện pháp phòng chống khủng bố khẩn cấp bao gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 30 Luật Phòng, chống khủng bố 2013 có quy định về 12 biện pháp chống khủng bố khẩn cấp bao gồm những nội dung sau:
(1) Bao vây, phong tỏa khu vực xảy ra khủng bố
(2) Giải cứu con tin, cấp cứu nạn nhân, cách ly người, di chuyển phương tiện, tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm của khủng bố
(3) Thương thuyết với đối tượng khủng bố
(4) Bao vây, truy tìm, khống chế, bắt giữ đối tượng khủng bố; vô hiệu hóa vũ khí, công cụ, phương tiện sử dụng để thực hiện khủng bố
(5) Tấn công, tiêu diệt đối tượng khủng bố, phá hủy vũ khí, công cụ, phương tiện đang được sử dụng để khủng bố
(6) Tạm dừng phương tiện giao thông, phương tiện thông tin, truyền thông bị lợi dụng để khủng bố
(7) Phá, dỡ nhà, công trình xây dựng, di dời chướng ngại vật gây cản trở hoạt động chống khủng bố; đặt chướng ngại vật để cản trở hoạt động khủng bố
(8) Bảo vệ, di chuyển, che giấu, ngụy trang công trình, mục tiêu là đối tượng tấn công của khủng bố;
(9) Huy động lực lượng, phương tiện để chống khủng bố
(10) Kiểm tra, phong tỏa tài khoản, nguồn tài chính; ngừng các giao dịch tiền, tài sản; tạm giữ tiền, tài sản liên quan đến khủng bố
(11) Bóc mở, kiểm tra, thu giữ thư, điện tín, bưu phẩm, bưu kiện, gói, kiện hàng hóa liên quan đến khủng bố
(12) Thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến khủng bố.
12 biện pháp phòng chống khủng bố khẩn cấp bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban chỉ đạo phòng chống khủng bố cấp tỉnh được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 07/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 62/2023/NĐ-CP có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Ban chỉ đạo phòng chống khủng bố cấp tỉnh như sau:
(1) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật phòng chống khủng bố 2013.
(2) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo xử lý các vụ khủng bố xảy ra tại địa phương, trừ các vụ khủng bố thuộc trách nhiệm tham mưu chỉ đạo xử lý của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia, Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
Đồng thời, Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức, chỉ đạo hoạt động phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt theo quy định của Nghị định 81/2019/NĐ-CP.
Ngoài ra, cần phải Giúp Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện nhiệm vụ chỉ huy, đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng ở nơi có cảng hàng không, sân bay và các công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng theo quy định của Nghị định 92/2015/NĐ-CP.
(3) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giao.
Ban Chỉ đạo phòng chống khủng bố cấp tỉnh báo cáo cho ai khi xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra khủng bố tại địa phương?
Theo Điều 13 Nghị định 07/2014/NĐ-CP quy định về việc phối hợp trong công tác khủng bố cụ thể như sau:
Phối hợp trong công tác chống khủng bố
1. Khi xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra khủng bố tại địa phương, thì Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia, Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố Bộ Công an, Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố Bộ Quốc phòng. Trường hợp vụ khủng bố xảy ra, có nguy cơ xảy ra vượt quá khả năng xử lý của lực lượng chống khủng bố của địa phương thì trong báo cáo phải nêu rõ và đề nghị Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia, Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố Bộ Công an, Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố Bộ Quốc phòng tham mưu cho cơ quan, người có thẩm quyền chỉ đạo xử lý.
2. Khi xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra khủng bố tại mục tiêu, địa bàn do Bộ Công an quản lý thì Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố Bộ Công an báo cáo Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia. Trường hợp vụ khủng bố thuộc trường hợp phải ban bố tình trạng khẩn cấp về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội hoặc có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp thì Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố Bộ Công an báo cáo Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia để tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý.
3. Khi xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra khủng bố tại mục tiêu, địa bàn do Bộ Quốc phòng quản lý thì Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố Bộ Quốc phòng báo cáo Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia. Trường hợp vụ khủng bố thuộc trường hợp phải ban bố tình trạng khẩn cấp về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội hoặc có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp thì Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố Bộ Quốc phòng báo cáo Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia để tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý.
Như vậy, theo căn cứ nêu trên thì khi xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra khủng bố tại địa phương thì Ban Chỉ đạo phòng chống khủng bố cấp tỉnh báo cáo cho các đơn vị sau:
- Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia
- Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố Bộ Công an
- Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố Bộ Quốc phòng.
Ngoài ra, đối với trường hợp vụ khủng bố xảy ra, có nguy cơ xảy ra vượt quá khả năng xử lý của lực lượng chống khủng bố của địa phương thì trong báo cáo phải nêu rõ và đề nghị Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia, Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố Bộ Công an, Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố Bộ Quốc phòng tham mưu cho cơ quan, người có thẩm quyền chỉ đạo xử lý.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cục Xuất nhập khẩu thuộc cơ quan nào? Cục Xuất nhập khẩu có tư cách pháp nhân không theo Quyết định 523?
- Thế nào là tiền chất? Vận chuyển bao nhiêu gam ma túy đá thì bị tử hình? Ai có thẩm quyền để xác định tình trạng nghiện ma túy?
- Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân do ai bầu ra? Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thực hiện nhiệm vụ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân như thế nào?
- Điều dưỡng hạng 2: Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ?
- Đặt 10 câu có sử dụng biện pháp tu từ so sánh môn Ngữ Văn lớp 6? Phân loại biện pháp tu từ so sánh? Mục tiêu môn Ngữ Văn cấp THCS?