Cục Xuất nhập khẩu thuộc cơ quan nào? Cục Xuất nhập khẩu có tư cách pháp nhân không theo Quyết định 523?
Cục Xuất nhập khẩu thuộc cơ quan nào? Cục Xuất nhập khẩu có tư cách pháp nhân không?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 523/QĐ-BCT năm 2025 quy định về vị trí và chức năng Cục Xuất nhập khẩu như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Xuất nhập khẩu là tổ chức thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, thương mại biên giới, xuất xứ hàng hóa, dịch vụ logistics, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh, đại lý mua, bán, gia công hàng hóa với nước ngoài thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương theo quy định của pháp luật và phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
2. Cục Xuất nhập khẩu có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp và từ các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: Agency for Foreign Trade.
Tên viết tắt: AFT.
Trụ sở chính tại Thành phố Hà Nội.
Theo đó, Cục Xuất nhập khẩu là tổ chức thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, thương mại biên giới,...
Bên cạnh đó, Cục Xuất nhập khẩu có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp và từ các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
Cục Xuất nhập khẩu thuộc cơ quan nào? Cục Xuất nhập khẩu có tư cách pháp nhân không theo Quyết định 523? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Xuất nhập khẩu trong quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa?
Căn cứ khoản 5 Điều 2 Quyết định 523/QĐ-BCT năm 2025 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Xuất nhập khẩu trong quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa như sau:
- Trực tiếp đàm phán, chuẩn bị phương án đàm phán, báo cáo sau đàm phán về xuất xứ hàng hóa trong các hiệp định, thỏa thuận song phương và đa phương.
- Chủ trì công tác hợp tác quốc tế về xuất xứ hàng hóa, kiểm tra, xác minh và phòng chống gian lận thương mại; giúp Bộ trưởng ký kết các thỏa thuận về trao đổi thông tin, dữ liệu, xác minh xuất xứ hàng hóa với nước ngoài.
- Chủ trì việc nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách và quy định trong lĩnh vực xuất xứ hàng hóa; trình Bộ trưởng để:
+ Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định dự án Luật, dự thảo Nghị định, dự thảo Quyết định về xuất xứ hàng hóa.
+ Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền của Bộ Công Thương về xuất xứ hàng hóa và chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập hoặc theo quy định của nước nhập khẩu.
+ Ban hành văn bản hướng dẫn, quy định, quy chế về ủy quyền hoặc phân cấp cấp hoặc phát hành chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với các cơ quan, tổ chức được Bộ Công Thương ủy quyền hoặc phân cấp.
- Hướng dẫn nghiệp vụ, quy trình, thủ tục về chứng nhận xuất xứ hàng hóa và kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu và các nội dung tài liệu hướng dẫn liên quan khác.
- Cải cách thủ tục hành chính trong chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hướng dẫn phân luồng thương nhân đề nghị cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhằm tạo thuận lợi, nâng cao hiệu quả quản lý trong quy trình cấp hoặc phát hành chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
- Xây dựng và triển khai thực hiện các đề tài, dự án, chương trình hợp tác với các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực xuất xứ hàng hóa.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến quy tắc xuất xứ hàng hóa theo các hiệp định, thỏa thuận song phương và đa phương để thúc đẩy khả năng tận dụng các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế.
- Tổ chức cấp và kiểm tra thực hiện các loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định của pháp luật.
Lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Quyết định 523/QĐ-BCT năm 2025 quy định về Lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu như sau:
- Lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng.
- Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật.
- Cục trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Cục, ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Cục theo phân cấp quản lý của Bộ.
- Cục trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật cán bộ công chức, viên chức, người lao động thuộc Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Công Thương.
- Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục; Phó Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.






Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cục Xuất nhập khẩu thuộc cơ quan nào? Cục Xuất nhập khẩu có tư cách pháp nhân không theo Quyết định 523?
- Thế nào là tiền chất? Vận chuyển bao nhiêu gam ma túy đá thì bị tử hình? Ai có thẩm quyền để xác định tình trạng nghiện ma túy?
- Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân do ai bầu ra? Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thực hiện nhiệm vụ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân như thế nào?
- Điều dưỡng hạng 2: Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ?
- Đặt 10 câu có sử dụng biện pháp tu từ so sánh môn Ngữ Văn lớp 6? Phân loại biện pháp tu từ so sánh? Mục tiêu môn Ngữ Văn cấp THCS?