03 mẫu hợp đồng giao khoán nhân công thuê ngoài mới nhất? So sánh hợp đồng giao khoán nhân công thuê ngoài và hợp đồng lao động?
Mẫu hợp đồng giao khoán nhân công thuê ngoài mới nhất dành cho doanh nghiệp?
Hợp đồng giao khoán là hợp đồng giữa người giao khoán và người nhận khoán nhằm xác nhận về khối lượng công việc khoán hoặc nội dung công việc khoán, thời gian làm việc, trách nhiệm, quyền lợi của mỗi bên khi thực hiện công việc đó.
Theo đó, hợp đồng giao khoán nhân công thuê ngoài được hiểu là hợp đồng thuê nhân công ở bên ngoài để thực hiện một số công việc khoán trong một trong thời gian nhất định, mang tính chất thời vụ, ngắn hạn, không thường xuyên.
Doanh nghiệp có thể dựa vào một số nội dung trong hợp đồng lao động tại Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 để soạn thảo mẫu hợp đồng giao khoán nhân công thuê ngoài cho mình.
Doanh nghiệp có thể tham khảo một số mẫu hợp đồng giao khoán nhân công thuê ngoài sau đây:
- Mẫu hợp đồng giao khoán nhân công thuê ngoài số 1: TẢI VỀ
- Mẫu hợp đồng giao khoán nhân công thuê ngoài số 2: TẢI VỀ
- Mẫu hợp đồng giao khoán nhân công thuê ngoài số 3: TẢI VỀ
Lưu ý: Hợp đồng khoán việc không được có nội dung thể hiện sự quản lý, điều hành, giám sát của doanh nghiệp nếu không hợp đồng này sẽ được coi là hợp đồng lao động.
03 mẫu hợp đồng giao khoán nhân công thuê ngoài mới nhất? (Hình từ Internet)
So sánh hợp đồng giao khoán nhân công thuê ngoài và hợp đồng lao động?
Căn cứ Điều 20 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về loại hợp đồng lao động như sau:
Loại hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
Như đã nêu trên thì hợp đồng giao khoán nhân công thuê ngoài là hợp đồng được sử dụng đối với các công việc mang tính chất thời vụ, ngắn hạn, công việc không thường xuyên.
Còn đối với các công việc mang tính chất ổn định và lâu dài thì thông thường doanh nghiệp sẽ ký hợp đồng lao động có thời hạn và hợp đồng không xác định thời hạn với người lao động:
- Hợp đồng lao động có thời hạn: Thời hạn do các bên tự thỏa thuận nhưng tối đa không quá 03 năm.
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: Hợp đồng này mà các bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
Có thể phân biệt hợp đồng đồng giao khoán nhân công thuê ngoài và hợp đồng lao động dựa trên các yếu tố sau:
Tính chất | Hợp đồng giao khoán | Hợp đồng lao động |
Quyền lợi và nghĩa vụ | - Quyền lợi: Bên nhận khoán thường có sự linh hoạt trong thời gian làm việc và không bị ràng buộc bởi các quy định nội bộ của bên giao khoán. - Nghĩa vụ: Thực hiện công việc theo yêu cầu và đạt được kết quả theo thỏa thuận. | - Quyền lợi: Người lao động được hưởng các quyền lợi như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, và các phúc lợi khác theo quy định của pháp luật. - Nghĩa vụ: Thực hiện công việc theo chỉ đạo, thời gian làm việc cố định và tuân thủ nội quy công ty. |
Thời gian và tính linh hoạt | - Thời gian thực hiện công việc có thể linh hoạt và thường ngắn hạn, tùy thuộc vào dự án hoặc nhiệm vụ cụ thể. | - Thời gian làm việc thường dài hạn và có tính ổn định hơn. |
Chi phí và thuế | - Bên giao khoán thường phải trả thuế theo hình thức khác, không phải chịu trách nhiệm về các khoản bảo hiểm cho bên nhận khoán. | - Người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải đóng bảo hiểm và thuế cho người lao động. |
Quản lý và giám sát | - Bên giao khoán ít quản lý và giám sát chặt chẽ quá trình làm việc. | - Người sử dụng lao động có quyền quản lý, giám sát và yêu cầu người lao động thực hiện theo chỉ đạo. |
Lưu ý: Doanh nghiệp cần xác định rõ công việc mà mình cần thuê lao động thuộc công việc ký hợp đồng thuê khoán hay hợp đồng lao động.
Trường hợp giao kết không đúng loại hợp đồng lao động với người lao động, doanh nghiệp có thể bị xử phạt theo quy định pháp luật.
Giao kết không đúng loại hợp đồng lao động với người lao động doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP và khoản 2 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP trường hợp doanh nghiệp giao kết không đúng loại hợp đồng lao động với người lao động thì có thể bị phạt tiền theo một trong các mức sau đây:
(1) Từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
(2) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
(3) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
(4) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
(5) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Ngoài mức xử phạt trên, doanh nghiệp buộc phải giao kết lại đúng loại hợp đồng với người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?