Khi nào được thay đổi họ trong giấy khai sinh? Những trường hợp được thay đổi họ theo Bộ luật Dân sự?
Khi nào được thay đổi họ trong giấy khai sinh? Những trường hợp được thay đổi họ theo Bộ luật Dân sự?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Hộ tịch 2014 có quy định về việc thay đổi họ trong giấy khai sinh như sau:
Phạm vi thay đổi hộ tịch
1. Thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự.
2. Thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký sau khi được nhận làm con nuôi theo quy định của Luật nuôi con nuôi.
Theo đó, việc thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký chỉ được thực hiện khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự.
Do đó, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:
(1) Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;
(2) Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;
(3) Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;
(4) Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con;
(5) Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
(6) Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;
(7) Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;
(8) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
Lưu ý: Việc thay đổi họ của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ cũ.
(Nội dung được quy định tại Điều 27 Bộ luật Dân sự 2015)
Khi nào được thay đổi họ trong giấy khai sinh? Những trường hợp được thay đổi họ theo Bộ luật Dân sự? (Hình từ Internet)
Việc thực hiện thay đổi họ cho người dưới 18 tuổi cần phải có sự đồng ý của cha mẹ người đó đúng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP có quy định như sau:
Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch
1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.
2. Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.
Như vậy, đối với trường hợp thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch 2014 thì phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.
Những sự kiện nào cần xác nhận vào Sổ hộ tịch theo quy định?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Hộ tịch 2014 có quy định như sau:
Nội dung đăng ký hộ tịch
1. Xác nhận vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch:
a) Khai sinh;
b) Kết hôn;
c) Giám hộ;
d) Nhận cha, mẹ, con;
đ) Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch;
e) Khai tử.
2. Ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
a) Thay đổi quốc tịch;
b) Xác định cha, mẹ, con;
c) Xác định lại giới tính;
d) Nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi;
đ) Ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn;
e) Công nhận giám hộ;
g) Tuyên bố hoặc hủy tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
3. Ghi vào Sổ hộ tịch sự kiện khai sinh; kết hôn; ly hôn; hủy việc kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
4. Xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, công dân cần phải xác nhận vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch cụ thể như sau:
(1) Khai sinh;
(2) Kết hôn;
(3) Giám hộ;
(4) Nhận cha, mẹ, con;
(5) Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch;
(6) Khai tử.






Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Điều dưỡng trung cấp là gì? Kiến thức ngành điều dưỡng trung cấp được quy định thế nào theo Thông tư 54?
- Bộ Tư pháp có thẩm quyền kiểm tra công tác tổ chức thi hành pháp luật của những cơ quan nào? Tổ chức thực hiện kiểm tra ra sao?
- Chia lợi nhuận từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tạo ra từ ngân sách nhà nước phải bảo đảm điều gì?
- Sáp nhập xã: Phân công công chức chuyên môn thực hiện các nhiệm vụ của cấp xã mới trong trường hợp nào?
- Trẻ em dưới 2 tuổi có thu tiền sử dụng dịch vụ phục vụ hành khách không? Giá dịch vụ hạ cánh trong trường hợp đặc biệt?