03 Bài nghị luận xã hội về trò chơi điện tử: Lợi ích và tác hại? Yêu cầu cần đạt về ngôn ngữ cấp THPT?

03 Bài nghị luận xã hội về trò chơi điện tử: Lợi ích và tác hại? Yêu cầu cần đạt về ngôn ngữ cấp trung học phổ thông là gì? Quy định về phân loại trò chơi điện tử trên mạng theo độ tuổi người chơi là gì?

03 Bài nghị luận xã hội về trò chơi điện tử: Lợi ích và tác hại?

Tham khảo 03 bài nghị luận xã hội về trò chơi điện tử: Lợi ích và tác hại dưới đây:

Nghị luận xã hội về trò chơi điện tử: Lợi ích và tác hại - Bài 1

Thế kỉ XXI là thời đại phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ. Hiện nay, mạng Internet đã được phủ sóng ở trên toàn cầu tạo điều kiện cho thế hệ trẻ được tiếp cận rất gần với những tiến bộ vượt bậc của nhân loại. Công nghệ ngày càng phát triển, đồng thời cũng kéo theo những trò chơi điện tử cũng ngày càng xuất hiện tràn lan, đa dạng phong phú về mọi thể loại, cho mọi độ tuổi. Trò chơi điện tử cũng là một vấn đề đặc biệt nhận được sự quan tâm rất lớn từ phía của mọi người trong xã hội hiện nay.

Trò chơi điện tử là những trò chơi có tính giải trí xuất hiện ở trên mạng. Đó được coi như là một thú vui tiêu khiển rất phổ biến ở giới trẻ hiện nay, chỉ cần đơn giản là có một chiếc máy tính được kết nối mạng là bạn đã có thể chơi bất cứ một trò gì mà mình thích.

Trò chơi điện tử là một món mang tính chất giải trí rất cao, vì thế nó đã thu hút không ít những bạn trẻ. Không thể phủ nhận được mặt tích cực của trò chơi điện tử đem lại là giúp cho các học sinh được giải tỏa căng thẳng sau những giờ học tập mệt mỏi ở trường, giảm áp lực, lấy lại được năng lượng để học tập và làm việc. Trò chơi điện tử là một phương tiện giải trí khiến người chơi không phải tốn quá nhiều tiền, người chơi dù đang ở bất kì độ tuổi nào cũng có thể tìm được cho mình trò chơi phù hợp với các mức độ khó dễ và các thể loại khác nhau. Bên cạnh đó, trò chơi điện tử cũng đòi hỏi chúng ta phải biết vận dụng đầu óc một cách linh hoạt. Nếu biết chơi một cách phù hợp, trò chơi điện tử sẽ giúp phát huy đúng các tác dụng của nó, là một thứ hữu ích giúp chúng ta có thể giải tỏa được những áp lực, căng thẳng.

Tuy nhiên, nếu chơi không biết kiểm soát một cách phù hợp, chúng ta sẽ dễ dàng trở thành những trò tiêu khiển của những trò chơi điện tử. Trò chơi điện tử giống như một con dao hai lưỡi, bên cạnh những lợi ích, trò chơi điện tử cũng mang những mặt hại không lường trước được hậu quả. Trò chơi điện tử xuất hiện ở khắp mọi nơi, từ máy tính đến điện thoại, ipad, tivi… Trước sức cám dỗ mạnh mẽ của nó, nhiều bạn học sinh đã không thể kháng cự lại sức hút của nó. Những quán net từ đó cũng mọc lên nhiều như nấm, ta có thể dễ dàng bắt gặp được hình ảnh những học sinh đang say mê với trò chơi, tập trung vào màn hình máy tính như ở trong đó có một sức hút đến lạ kỳ. Các bạn chơi có thể chơi đến quên ăn quên ngủ nên thường có trạng thái mệt mỏi, chán nản, hậu quả cuối cùng là bỏ bê việc học hành. Một số bạn học sinh còn bỏ học để đi chơi điện tử, ảnh hưởng rất lớn đến nhiều mặt trong cuộc sống. Một khi đã quá say mê vào trò chơi điện tử thì sẽ rất khó có thể thoát ra. Trò chơi điện tử không chỉ làm tốn thời gian tiền bạc mà còn dẫn đến việc đạo đức của học sinh trở nên suy đồi. Nhiều bạn vì bất chấp có tiền chơi điện tử mà sẵn sàng nói dối, ăn trộm tiền của bố mẹ. Chúng ta có thể đã thấy ở trên tivi, báo đài, có những bạn học sinh chỉ ở độ tuổi từ mười ba đến mười tám, đã nghiện trò chơi điện tử đến mức hoang tưởng rồi dẫn đến giết người cướp của, thậm chí để có được tiền, còn vô tình xuống tay với cả những người thân yêu ở bên cạnh mình. Vậy là những trò chơi điện tử chỉ với mục đích để giải trí, trò chơi điện tử đã xuất hiện những tác hại dẫn đến hủy hoại sức khỏe cùng với việc suy thoái đạo đức của học sinh, trở thành một vấn đề đặc biệt khiến cho toàn xã hội phải đặc biệt quan tâm.

Để trò chơi điện tử không đem lại những ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân, chúng ta cần phải biết sắp xếp thời gian một cách hợp lý: chúng ta chỉ nên chơi sau giờ học, mỗi lần chơi chỉ nên chơi từ 30’ đến một tiếng. Đặc biệt các bạn cũng nên đặt việc học tập lên hàng đầu, tích cực tham gia vào các hoạt động sinh hoạt của trường lớp. Nhà trường cũng nên tích cực tổ chức những sân chơi bổ ích cho học sinh, có sự phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh để theo dõi và quản lý giờ giấc học tập, sinh hoạt của con em. Bản chất của trò chơi điện tử sinh ra là không xấu, mức độ ảnh hưởng của nó như thế nào phụ thuộc vào việc chính bản thân chúng ta sử dụng như thế nào.

Trò chơi điện tử cũng được coi như là một món ăn tinh thần quen thuộc với nhiều học sinh. Mỗi chúng ta hãy biết khai thác và sử dụng những điểm tốt của trò chơi điện tử để có thể làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

o0o

Nghị luận xã hội về trò chơi điện tử: Lợi ích và tác hại - Bài 2

Theo thống kê từ các số liệu, các đối tượng phạm tội có liên quan đến game Online ngày càng tăng cao. Không những càng trẻ hoá về độ tuổi mà mức độ của các hành vi phạm tội cũng không ngừng tăng cao. Hiện trạng đó gióng lên một hồi chuông cảnh báo tới các bậc phụ huynh trong việc giáo dục con trẻ và cảnh báo tới xã hội về sự nguy hại và hệ lụy khó lường mà Game Online đem lại.

Game online hay còn gọi là trò chơi trực tuyến là một dạng trò chơi được chơi bằng việc mạng được kết nối internet, đôi khi có sự tương tác giữa các người chơi với nhau, hay có thể là giữa người chơi với hệ thống máy chủ (server) khi thực hiện trò chơi. Mục đích của các nhà lập trình Game Online khi tạo ra game là thu hút người chơi nhằm thu được lợi nhuận từ việc tải về và chơi của người dùng. Thế nhưng cũng có không ít một số bạn trẻ, nhất là ở lứa tuổi học sinh nghiện game online quá mức. Họ mải mê và sau đó bỏ bê việc học hành, gia đình, …Không những thế họ còn bất chấp các hành vi vi phạm pháp luật có thể dẫn đến mất kiểm soát.

Tác hại của nghiện Game Online là đặc biệt nghiêm trọng. Mục đích của rất nhiều thể loại Game Online là nhằm thu hút sự chú ý từ người chơi. Bởi thế, trong một số game sẽ có thể xuất hiện các yếu tố nhạy cảm như: tính đồi trụy (nhân vật tạo hình mặc trang phục hở hang), tính bạo lực (cảnh máu me và những khung cảnh đánh nhau), tính kinh dị (hình tượng nhân vật tạo sự đáng sợ).

Tác hại của nghiện Game Online đầu tiên là đối với chính bản thân người chơi. Nó sẽ làm cho họ phải dành rất nhiều thời gian, tiền bạc, sức khỏe, tinh thần, công việc vào vấn đề đó. Nhiều bạn trẻ khi đã đam mê Game không ngần ngại thức khuya dậy sớm, tâm trí lúc nào cũng suy nghĩ về Game và có thể dẫn đến sức khỏe suy kiệt, tinh thần hoảng loạn, trí nhớ bị giảm sút nghiêm trọng.

Tác hại của nghiện Game Online tiếp theo đó là ảnh hưởng đối với gia đình và xã hội. Nghiện Game Online sẽ khiến cho nhân cách, đạo đức, cách ứng xử của con người trở nên tệ đi. Khi chơi quá lâu, nhân cách của người chơi sẽ có thể bị thay đổi giống như hành động của các nhân vật xuất hiện trong game. Việc đó dần dần sẽ dẫn đến những hành vi ứng xử không tốt trong gia đình, ra đời thì dễ bị ảnh hưởng, dễ dẫn đến xung đột với người ngoài.

Dù đây là tình trạng đặc biệt nguy hại, nhưng tuy nhiên nghiện game cũng không phải là không có cách để chữa. Điều quan trọng là chúng ta cần tập trung tâm trí, thời gian của mình vào việc học là chủ yếu thì ta sẽ có thể tránh xa được các cám dỗ, tác hại mà game online mang đến. Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải rèn luyện tinh thần, tránh để cho game online đầu độc tâm trí mà thay vào đó phải nên chuẩn bị cho mình nhận thức về những hậu quả nghiêm trọng mà game online mang lại để tránh. Đồng thời, tham gia vào các hoạt động thể thao cũng là một cách giải trí tốt để cho chúng ta có thể tránh khỏi việc chơi game. Bên cạnh đó, việc chơi thể thao còn đem lại sức khỏe lẫn tinh thần và một số đức tính cần có như: tính kiên trì, bản lĩnh vượt qua mọi khó khăn…

Không thể phủ nhận được một điều rằng vẫn có những game online có giá trị nhằm để giải trí, bên cạnh đó cũng có một số game được sáng tạo ra nhằm mục đích phát triển tính sáng tạo, tạo ra phản xạ nhanh và rèn luyện trí thông minh. Nhưng cũng không ít một số thể loại game có nội dung đồi trụy, làm cho đầu óc người chơi bị đen tối, lúc nào trong đầu cũng suy nghĩ về các vấn đề vô bổ, không đem lại lợi ích cho cuộc sống. Chính vì vậy nên khi chơi game, chúng ta cũng cần phải có sự chọn lọc và phải biết lựa chọn đúng thể loại game phù hợp để chơi. Đồng thời, ta cũng cần phải biết đặt ra và sắp xếp một khoảng thời gian phù hợp để chơi, tránh dành thời gian quá nhiều để chơi và không bị lún sâu vào trong trò chơi. Và gia đình cũng cần phải có trách nhiệm nhắc nhở con em mình trong việc sắp xếp thời gian để học tập, chơi thể thao, giáo dục con về những tác hại của game mang lại. Về phía nhà trường thì nên tổ chức thêm các hoạt động ngoại khóa lành mạnh có tính giáo dục để học sinh tham gia, vừa được vui chơi giải trí, vừa có thể học thêm được nhiều kiến thức lành mạnh.

Hiện tượng nghiện trò chơi điện tử của học sinh hiện nay đang dần tăng đến mức báo động. Nó không chỉ đơn giản là không thể dứt bỏ mà chính hành vi nghiện game đã dẫn đến các hành vi lệch lạc, thậm chí là trái với pháp luật của học sinh và giới trẻ. Cùng với đó là sự suy thoái về nhiều phương diện đạo đức xã hội, nghiện game online cũng đang là hiện tượng đẩy các học sinh vào các vấn nạn xã hội nguy hiểm. Để có thể khắc phục được hiện tượng mê game online của giới trẻ là một nhiệm vụ cần phải được ưu tiên và thực hiện quyết liệt từ ngay bây giờ. Nếu không chính việc đó sẽ có thể làm cho đất nước chúng ta bị suy thoái, dần dần sẽ mất đi các nhân tài, tài năng trẻ, họ vì đam mê mà sẵn sàng bỏ cả tuổi trẻ quý giá của mình để dấn thân vào các trò chơi vô bổ, chúng vốn đã không hữu ích mà còn là những thứ khó thể lường trước được những tác hại khôn lường mà chúng mang lại.

o0o

Nghị luận xã hội về trò chơi điện tử: Lợi ích và tác hại - Bài 3

Thế giới đã trải qua những cuộc cách mạng công nghiệp đầy vĩ đại và ngày càng phát triển với những phát minh ngày càng hiện đại và tiên tiến hơn. Cuộc sống của con người cũng theo dòng chảy đó mà cũng ngày càng được nâng cao về mọi mặt. Trò chơi điện tử cũng chính là một sáng tạo nổi bật của nhân loại, tác động mạnh mẽ đến đời sống của con người.

Trò chơi điện tử là một sáng tạo của công nghệ ra đời song song với sự phát triển của tin học, phục vụ cho nhu cầu giải trí của con người. Nó bao gồm ở trong đó hệ thống những trò chơi được tạo ra bởi các phần mềm thông minh, có sự xuất hiện của nhân vật, âm thanh và hệ thống hình ảnh, video hấp dẫn, có nhiều yếu tố chân thực. Trò chơi điện tử cũng là một trong những phát minh mang tính sáng tạo vượt bậc của con người, cũng với nhiều điều thú vị. Trong những năm gần đây, trò chơi điện tử đã trở thành một trong những thứ mới mẻ, hấp dẫn, phù hợp với cuộc sống hiện đại, thu hút sự chú ý của nhiều thanh thiếu niên.

Chúng ta không thể phủ nhận một điều rằng những tích cực mà trò chơi điện tử đem lại. Nó dễ dàng thao tác, dễ tiếp cận đối với mọi người, ở mọi lứa tuổi khác nhau và có thể dễ dàng được tiếp cận qua hệ thống mạng Internet. Với hệ thống hình ảnh âm thanh mới lạ, nhiều thể loại phong phú và tái hiện tạo hình nhân vật chân thực, trò chơi điện tử có tính giải trí cao, giúp cho người chơi được giảm bớt áp lực, căng thẳng trong cuộc sống. Rất nhiều trò chơi điện tử được sáng tạo dựa trên nội dung tư duy trí tuệ giúp rèn luyện tư duy và trí thông minh cho người chơi như trò chơi ghép chữ, cờ vua, đố vui…Đặc biệt, những trò chơi ấy khá phù hợp với lứa tuổi mới lớn, thúc đẩy tính tò mò và đam mê khám phá của các em. Không ít những nhà công nghệ thông tin nổi tiếng trên thế giới, nhờ đam mê trò chơi điện tử mà có thể sáng chế ra những công trình kiến trúc vĩ đại cho lịch sử.

Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, trò chơi điện tử cũng giống như con dao hai lưỡi, tiềm ẩn sâu bên trong đó rất nhiều những tác động tiêu cực. Ngoài những trò chơi có tính giải trí lành mạnh, rèn luyện tư duy, vẫn còn xuất hiện rất nhiều trò chơi mang xu hướng bạo lực, tác động mạnh mẽ đến sự phát triển tính cách của người chơi, đặc biệt là các bạn nhỏ tuổi. Trong những năm gần đây, xã hội đã từng phải tỏ ra ngỡ ngàng trước số liệu tăng cao của tình trạng trẻ em tăng động do tiếp xúc với những trò chơi bạo lực quá nhiều.

Trò chơi điện tử hoạt động qua những thiết bị điện tử. Khi tiếp xúc với những thiết bị điện tử quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người chơi như tình trạng suy nhược, mệt mỏi, nặng hơn có thể dẫn đến đột quỵ khi chơi quá lâu. Nhiều nhiều bạn học sinh vì quá say mê với trò chơi điện tử mà bỏ bê việc học hành, sức khỏe dần dần giảm sút. Có những trường hợp vì nghiện trò chơi điện tử mà bỏ bê việc ăn uống, nghỉ ngơi dẫn đến suy kiệt và tử vong. Cũng có nhiều trường hợp nghiện trò chơi điện tử có thể biến một học sinh ngoan hiền trở thành xấu, sẵn sàng vi phạm pháp luật của để thỏa mãn nhu cầu của mình. Đã từng có một câu chuyện, người cháu vì nghiện chơi điện tử dẫn đến hoang tưởng mà sẵn sàng giết hại chính người bà của mình khi bị cấm cản.

Những tác động tiêu cực của trò chơi điện tử từ lâu đã không còn là một điều xa lạ ở trong xã hội hiện đại. Song không phải ai cũng có thể có những nhận thức và tỉnh táo để tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực mà nó đem lại. Có người biết biết điểm dừng đúng lúc, coi trò chơi điện tử đơn giản chỉ là một hình thức giải trí. Cũng có người vì không làm chủ được bản thân, say mê quá độ dẫn đến nhiều hậu quả khó lường.

Điều đặc biệt để giải quyết tình trạng trên, gia đình, nhà trường và xã hội cần cùng nhau chung tay nâng cao nhận thức cho con em mình và những người xung quanh về trò chơi điện tử. Trò chơi điện tử vốn là thứ đem tới sự giải trí hấp dẫn cho người chơi nhưng nếu không biết hạn chế, nó sẽ trở thành mối nguy hại đặc biệt tới cả xã hội. Hãy tỉnh táo trước những cám dỗ của trò chơi điện tử, đừng để những phát kiến thông minh của nhân loại trở thành những công cụ phá hủy cuộc sống.

Lưu ý: 03 Bài nghị luận xã hội về trò chơi điện tử: Lợi ích và tác hại trên chỉ mang tính chất tham khảo

03 Bài nghị luận xã hội về trò chơi điện tử: Lợi ích và tác hại? Yêu cầu cần đạt về ngôn ngữ cấp THPT?

03 Bài nghị luận xã hội về trò chơi điện tử: Lợi ích và tác hại? Yêu cầu cần đạt về ngôn ngữ cấp THPT? (Hình từ Internet)

Yêu cầu cần đạt về ngôn ngữ cấp THPT?

Căn cứ vào Chương trình ngữ văn được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về yêu cầu cần đạt về ngôn ngữ cấp THPT như sau:

Biết vận dụng kiến thức tiếng Việt và kiến thức về bối cảnh lịch sử, xã hội, tư tưởng, triết học và quan niệm thẩm mĩ của các thời kì để hiểu các văn bản khó hơn (thể hiện qua dung lượng, độ phức tạp và yêu cầu đọc hiểu).

Biết phân tích, đánh giá nội dung và đặc điểm nổi bật về hình thức biểu đạt của văn bản, nhất là những tìm tòi sáng tạo về ngôn ngữ, cách viết và kiểu văn bản. Học sinh có cách nhìn, cách nghĩ về con người và cuộc sống theo cảm quan riêng; thấy được vai trò và tác dụng của việc đọc đối với bản thân.

Từ lớp 10 đến lớp 12: viết thành thạo kiểu văn bản nghị luận và thuyết minh về các đề tài gắn với đời sống và định hướng nghề nghiệp; viết đúng quy trình, có kết hợp các phương thức biểu đạt, kiểu lập luận và yếu tố nghệ thuật; có chủ kiến về một vấn đề xã hội.

Viết được văn bản nghị luận và văn bản thông tin có đề tài tương đối phức tạp; văn bản nghị luận yêu cầu phân tích, đánh giá, so sánh giá trị của tác phẩm văn học; bàn về những vấn đề phù hợp với đối tượng gần đến tuổi thành niên, đòi hỏi cấu trúc và kiểu lập luận tương đối phức tạp, bằng chứng cần phải tìm kiếm từ nhiều nguồn; văn bản thuyết minh viết về những vấn đề có tính khoa học dưới hình thức một báo cáo nghiên cứu đúng quy ước; tuân thủ quyền sở hữu trí tuệ và tránh đạo văn.

Bài viết thể hiện được cảm xúc, thái độ, những trải nghiệm và ý tưởng của cá nhân đối với những vấn đề đặt ra trong văn bản; thể hiện được một cách nhìn, cách nghĩ, cách sống mang đậm cá tính.

Biết tranh luận về những vấn đề tồn tại các quan điểm trái ngược nhau; có thái độ cầu thị và văn hoá tranh luận phù hợp; có khả năng nghe thuyết trình và đánh giá được nội dung và hình thức biểu đạt của bài thuyết trình; có hứng thú thể hiện chủ kiến, cá tính trong tranh luận; trình bày vấn đề khoa học một cách tự tin, có sức thuyết phục. Nói và nghe linh hoạt; nắm được phương pháp, quy trình tiến hành một cuộc tranh luận.

Quy định về phân loại trò chơi điện tử trên mạng theo độ tuổi người chơi?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 38 Nghị định 147/2024/NĐ-CP quy định về phân loại trò chơi điện tử trên mạng theo độ tuổi người chơi như sau:

Trò chơi điện tử trên mạng được phân loại theo các độ tuổi như sau:

(1) Trò chơi điện tử trên mạng dành cho người chơi từ 18 tuổi trở lên (ký hiệu là 18+) là trò chơi không có hoạt động, hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ, lời thoại khiêu dâm; đối với trò chơi có hoạt động đối kháng, chiến đấu thì có sử dụng hình ảnh vũ khí cận cảnh, nhân vật mô phỏng người thật;

(2) Trò chơi điện tử trên mạng dành cho người chơi từ 16 tuổi trở lên (ký hiệu là 16+) là trò chơi không có hoạt động, hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ, lời thoại khiêu dâm, quay cận cảnh gây chú ý đến các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể người; đối với trò chơi có hoạt động đối kháng, thì không có hình ảnh, hoạt động thể hiện tính chất bạo lực;

(3) Trò chơi điện tử trên mạng dành cho người chơi từ 12 tuổi trở lên (ký hiệu là 12+) là trò chơi không có hoạt động, hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ, lời thoại, nhân vật mặc hở hang, khiêu dâm, quay cận cảnh gây chú ý đến các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể người; đối với trò chơi có hoạt động đối kháng thì chỉ sử dụng các nhân vật hoạt họa mô phỏng hoặc không mô phỏng người thật hoặc chỉ sử dụng các trang thiết bị, phương tiện chiến đấu mà không có sự hiện diện của nhân vật mô phỏng người thật trong quá trình chơi, có sử dụng vũ khí dưới hình ảnh hoạt họa và hình ảnh vũ khí không nhìn được cận cảnh; tiết chế âm thanh va chạm của vũ khí khi chiến đấu;

(4) Trò chơi điện tử trên mạng dành cho người chơi mọi lứa tuổi (ký hiệu 00+) là trò chơi mô phỏng dạng hoạt hình; không có hoạt động đối kháng bằng vũ khí; không có hình ảnh, âm thanh ma quái, kinh dị, bạo lực; không có hoạt động, âm thanh, ngôn ngữ, lời thoại, hình ảnh nhân vật mặc hở hang, khiêu dâm, quay cận cảnh gây chú ý đến các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể người.

Chương trình giáo dục phổ thông
Trò chơi điện tử Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Trò chơi điện tử
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Công thức tính lượng chất thu được ở điện cực? Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học bao gồm những lĩnh vực nào?
Pháp luật
Trò chơi điện tử G4 là gì? Doanh nghiệp cung cấp trò chơi G4 có cần hệ thống thiết bị kỹ thuật bảo đảm quản lý thời gian chơi trong ngày không?
Pháp luật
Trong các tác phẩm đã đọc nhân vật nào truyền cảm hứng hướng em tới lối sống tích cực biết yêu thương, trở thành người có ích cho xã hội?
Pháp luật
Mẫu đoạn văn kể về một cuốn sách mà em đã đọc trong ngày hội đọc sách? Ngày hội đọc sách có phải là lễ lớn của Việt Nam?
Pháp luật
Viết đoạn văn nghị luận về nét đẹp văn hóa cổ truyền qua các lễ hội địa phương lớp 6? Mục đích của việc tổ chức lễ hội là gì?
Pháp luật
3+ Nghị luận xã hội về bảo vệ môi trường Môn Ngữ Văn Lớp 12? Lập dàn ý? 2 Mục tiêu chung đối với Môn Ngữ Văn Lớp 12?
Pháp luật
Viết đoạn văn nghị luận về biến đổi khí hậu và trách nhiệm của thế hệ trẻ? Ứng phó với nước biển dâng có phải là thích ứng với biến đổi khí hậu không?
Pháp luật
Thành ngữ, ca dao, tục ngữ nói về vai trò của giống cây trồng hay nhất? Thế nào là giống cây trồng?
Pháp luật
05 Đoạn văn miêu tả tính cách của bạn thân lớp 5? Lập dàn ý? Mục tiêu môn Ngữ Văn cấp tiểu học?
Pháp luật
Công thức khai triển hằng đẳng thức thường gặp? Giáo dục trung học cơ sở phải đảm bảo học sinh hiểu biết cần thiết tối thiểu đối với điều gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình giáo dục phổ thông
25 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào