Yêu cầu trình độ đào tạo ra sao mới được làm Phó Tổng lãnh sự?
Yêu cầu trình độ đào tạo ra sao mới được làm Phó Tổng lãnh sự?
Căn cứ tiểu mục 5.1 Mục 5 Bản mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm Phó Tổng lãnh sự tại Phụ lục IID ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-BNG thì Phó Tổng lãnh sự phải đáp ứng những tiêu chuẩn về trình độ sau đây:
Nhóm yêu cầu | Yêu cầu cụ thể |
Trình độ đào tạo | - Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên (ưu tiên lĩnh vực đối ngoại, ngoại giao, ngoại ngữ....) - Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước chương trình chuyên viên hoặc tương đương trở lên. - Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ C hoặc tương đương trở lên (theo Quy chế kiểm tra, đánh giá trình độ ngoại ngữ của cán bộ làm việc tại Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài). |
Kinh nghiệm | - Đáp ứng yêu cầu công tác tại Cơ quan đại diện. - Chức vụ ngoại giao tại Cơ quan đại diện được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật. |
Phẩm chất cá nhân | - Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan. - Trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt. - Phẩm chất khác: Có lý lịch rõ ràng, bảo đảm tiêu chuẩn của ngành. |
Các yêu cầu khác | - Có khả năng độc lập tác chiến, tiếp xúc đối ngoại. |
Như vậy để được làm Phó Tổng lãnh sự thì cần phải đáp ứng trình độ đào tạo như sau:
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên (ưu tiên lĩnh vực đối ngoại, ngoại giao, ngoại ngữ....)
- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước chương trình chuyên viên hoặc tương đương trở lên.
- Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ C hoặc tương đương trở lên (theo Quy chế kiểm tra, đánh giá trình độ ngoại ngữ của cán bộ làm việc tại Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài).
Yêu cầu trình độ đào tạo ra sao mới được làm Phó Tổng lãnh sự? (Hình từ Internet)
Phó Tổng lãnh sự có quyền hạn gì?
Căn cứ Mục 4 Bản mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm Phó Tổng lãnh sự tại Phụ lục IID ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-BNG thì Phó Tổng lãnh sự có những quyền hạn sau:
- Được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định.
- Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo quy định.
- Được khen thưởng, tôn vinh khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
- Được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
Phó Tổng lãnh sự phải thực hiện những công việc gì?
Căn cứ Mục 2 Bản mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm Phó Tổng lãnh sự tại Phụ lục IID ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-BNG thì Phó Tổng lãnh sự sẽ thực hiện những công việc sau:
TT | Mảng công việc | Công việc cụ thể | Tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ |
2.1 | Thúc đẩy quan hệ chính trị - xã hội, quốc phòng - an ninh | - Tổng hợp, đánh giá và cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền về tình hình chính trị - xã hội, quốc phòng - an ninh của quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận. - Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền về biện pháp cần thiết để thúc đẩy sự phát triển quan hệ chính trị - xã hội, quốc phòng - an ninh giữa Việt Nam và các quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận. - Triển khai thiếp lập, duy trì và phát triển quan hệ giữa cơ quan đại diện với cơ quan, tổ chức và cá nhân tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận; tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện chính sách đối ngoại trong hệ với quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận. | Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình. |
2.2 | Phục vụ phát triển kinh tế đất nước | - Nghiên cứu chiến lược, chính sách, pháp luật về phát triển kinh tế và các vấn đề liên quan của quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận. - Tham gia xúc tiến, thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư; vận động tranh thủ viện trợ và quảng bá về du lịch Việt Nam tại quốc gia, tổ chức tiếp nhận; thúc đẩy hợp tác khoa học - công nghệ giữa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận; xúc tiến phát triển thị trường lao động ngoài nước; hỗ trợ xác minh thông tin liên quan đến hoạt động kinh tế và tư cách pháp nhân của doanh nghiệp tại quốc gia tiếp nhận khi có yêu cầu. | Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình. |
2.3 | Thúc đẩy quan hệ văn hóa | - Tổng hợp, đánh giá và cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền về kinh nghiệm xây dựng và phát triển văn hóa của quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận. - Kiến nghị biện pháp thúc đẩy hợp tác văn hóa giữa Việt Nam và quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận. - Chủ trì tổ chức các sự kiện văn hóa Việt Nam tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận. | Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình. |
2.4 | Thực hiện nhiệm vụ lãnh sự | - Thực hiện các nhiệm vụ bảo hộ lãnh sự đối với lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, pháp nhân Việt Nam và thực hiện các nhiệm vụ lãnh sự khác. | Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình. |
2.5 | Hỗ trợ và bảo vệ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài | - Tổng hợp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình cộng đồng và công tác vận động, hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. - Kiến nghị chính sách, biện pháp duy trì sự gắn bó và giữ gìn bản sắc dân tộc của cộng đồng NVNONN. - Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức hoạt động văn hóa phục vụ cộng đồng NVNONN. - Kiến nghị hình thức khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân NVNONN. | Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình. |
2.6 | Thống nhất quản lý hoạt động đối ngoại | - Chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện thống nhất chính sách đối ngoại đối với đại diện của cơ quan, tổ chức Việt nam tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận và đoàn được cơ quan, tổ chức Việt Nam cử đi công tác tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận. - Chủ trì, phối hợp tổ chức và trực tiếp tham gia hoạt động đối ngoại của Việt Nam được tổ chức tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận. - Tổng kết, đánh giá hoạt động đối ngoại tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận; kiến nghị biện pháp bảo đảm thực hiện thống nhất ở nước ngoài chính sách đối ngoại của Việt Nam. | Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình. |
2.7 | Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao. |
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?