Yêu cầu sửa đổi chế độ tiền lương, phụ cấp nhà giáo để phù hợp lộ trình cải cách tiền lương, cụ thể ra sao?
Yêu cầu sửa đổi chế độ tiền lương, phụ cấp nhà giáo để phù hợp lộ trình cải cách tiền lương, cụ thể ra sao?
Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 686/NQ-UBTVQH15 năm 2023 giám sát chuyên đề việc thực hiện Nghị quyết 88/2014/QH13 và Nghị quyết 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Nghị quyết nêu rõ nhiệm vụ, giải pháp, trong đó, sửa đổi, bổ sung các quy định về khung vị trí việc làm, định mức số người làm việc tối thiểu (Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT) và lộ trình áp dụng tại các cơ sở giáo dục phổ thông phù hợp với tình hình thực tiễn và đặc thù ở từng vùng, miền, địa phương.
Bên cạnh đó theo Điều 2 Nghị quyết 686/NQ-UBTVQH15 năm 2023 có quy định về việc hoàn thiện thể chế, sửa đổi chế độ tiền lương như sau:
Sửa đổi, bổ sung các quy định về chế độ, chính sách tiền lương, phụ cấp, ưu đãi; đào tạo, bồi dưỡng đối với nhà giáo phù hợp với chủ trương và lộ trình cải cách tiền lương của Đảng và Nhà nước.
Yêu cầu sửa đổi chế độ tiền lương, phụ cấp nhà giáo để phù hợp lộ trình cải cách tiền lương, cụ thể ra sao?
Mục tiêu tăng lương đến năm 2030 theo Nghị quyết 27 ra sao?
Căn cứ theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp do Ban Chấp hành Trung ương ban hành, cũng đã đề ra các mục tiêu cụ thể trong việc tăng lương qua từng giai đoạn, trong đó cụ thể như sau:
2.2. Mục tiêu cụ thể
...
(2) Từ năm 2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030
a) Đối với khu vực công
- Từ năm 2021, áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị.
- Năm 2021, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Định kỳ thực hiện nâng mức tiền lương phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách nhà nước.
- Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.
b) Đối với khu vực doanh nghiệp
- Từ năm 2021, Nhà nước định kỳ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia. Các doanh nghiệp được thực hiện chính sách tiền lương trên cơ sở thương lượng, thoả thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động và đại diện tập thể người lao động; Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp.
- Thực hiện quản lý lao động, tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước theo phương thức khoán chi phí tiền lương gắn với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đến năm 2025 và tiến tới giao khoán nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vào năm 2030.
Theo đó, mức lương của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động sẽ tiếp tục được điều chỉnh, thay đổi để phù hợp hơn với kinh tế - xã hội.
Nhà giáo sẽ không còn hưởng phụ cấp thâm niên nghề từ 01/07/2024?
Tại phiên bế mạc Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023 nhấn mạnh đến việc sớm thực hiện cải cách chính sách cải cách tiền lương một cách căn bản trong năm 2024 cũng là một "cú hích" cho thị trường lao động và góp phần kích cầu tiêu dùng nội địa.
Cũng trong Diễn đàn, Chủ tịch Quốc hội đã đề cập về thời điểm thực hiện cải cách tiền lương có thể áp dụng là từ 01/07/2024.
Xem thêm tại: https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/chia-khoa-de-kinh-te-viet-nam-thich-ung-chong-choi-va-phat-trien-trong-boi-canh-nhieu-bien-dong-rui-ro-ngay-cang-gia-tang-119230920132230927.htm.
Căn cứ theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp cũng đã đề ra các mục tiêu cụ thể trong đó có nội dung sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành, bảo đảm tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương, cụ thể:
- Bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức);
- Phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ);
- Phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội;
- Phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản);
- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề).
Như vậy, nếu bắt đầu thực hiện cải cách tiền lương từ 01/07/2024 thì cũng trong giai đoạn này sẽ tiến hành nội dung cải cách thì nhà giáo sẽ không còn được hưởng phụ cấp thâm niên nghề. Thay vào đó sẽ được áp dụng mức lương và các chính sách liên quan mới.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?