Yêu cầu người lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo mức lương thực nhận thì có đúng hay không?

Yêu cầu người lao động đóng BHXH theo mức lương thực nhận thì có đúng hay không? Hiện tại công ty tôi đang đóng mức cao hơn so với tối thiểu vùng nhưng không đóng theo mức lương thực nhận, bây giờ cơ quan bảo hiểm lại yêu cầu tôi đóng BHXH theo mức lương thực nhận thì như vậy có đúng hay không? - Câu hỏi của anh Phúc (Lâm Đồng)

Cơ quan bảo hiểm yêu cầu đóng bảo hiểm xã hội theo mức lương thực nhận có đúng không?

Theo khoản 2, khoản 3 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH có quy định:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
...
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến ngày 31 tháng 12 năm 2020, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại khoản 1 Điều này và các khoản bổ sung khác theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác quy định tại điểm a, tiết b1 điểm b và tiết c1 điểm c khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 11 năm 2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về nội dung của hợp đồng lao động, Hội đồng thương lượng tập thể và nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản, nuôi con (sau đây viết tắt là Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH).
3. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các chế độ và phúc lợi khác như thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động quy định tại tiết c2 điểm c khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH.

Lương thực nhận có thể hiểu là tổng số tiền người sử dụng lao động trả cho người lao động bao gồm tiền lương, tiền phụ cấp, tiền thưởng và các khoản hỗ trợ khác.

Tiền lương tháng đóng BHXH sẽ không bao gồm tiền thưởng, tiền hỗ trợ ăn trưa, tiền xăng xe, điện thoại và khoản hỗ trợ khác được thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

Như vậy, cơ quan bảo hiểm xã hội yêu cầu người lao động đóng BHXH theo mức lương thực nhận là trái với quy định của pháp luật.

Đóng BHXH theo mức lương thực nhận

Yêu cầu người lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo mức lương thực nhận thì có đúng hay không?

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối đa hiện nay là bao nhiêu?

Theo khoản 3 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
...
2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
3. Trường hợp tiền lương tháng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.
...

Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP thì mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng/tháng.

Như vậy, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối đa hiện nay là 29.800.000 đồng.

Khi cơ quan bảo hiểm có yêu cầu sai quy định của pháp luật thì người lao động nên làm gì?

Theo Điều 118 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định:

Khiếu nại về bảo hiểm xã hội
1. Người lao động, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và những người khác có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Người sử dụng lao động có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Theo Điều 119 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:

Trình tự giải quyết khiếu nại về bảo hiểm xã hội
1. Việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi hành chính về bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
2. Việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi về bảo hiểm xã hội không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thì người khiếu nại có quyền lựa chọn một trong hai hình thức sau đây:
a) Khiếu nại lần đầu đến cơ quan, người đã ra quyết định hoặc người có hành vi vi phạm. Trường hợp cơ quan, người có quyết định, hành vi về bảo hiểm xã hội bị khiếu nại không còn tồn tại thì cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện có trách nhiệm giải quyết;
b) Khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp người khiếu nại được quy định tại điểm a khoản 2 Điều này không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án hoặc khiếu nại đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án.
4. Thời hiệu khiếu nại, thời hạn giải quyết khiếu nại được áp dụng theo quy định của pháp luật về khiếu nại.

Như vậy, khi người lao động cho rằng cơ quan bảo hiểm có những sai phạm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì có thể gửi đơn khiếu nại đến cơ quan bảo hiểm để yêu cầu giải quyết, hoặc có thể khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Mức phạt tiền cao nhất với người lao động khi thỏa thuận với người sử dụng lao động không đóng BHXH bắt buộc là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Doanh nghiệp phải đóng BHXH bắt buộc cho cả thời gian thử việc trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Bao nhiêu tuổi được đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc?
Lao động tiền lương
Độ tuổi tối đa đóng BHXH bắt buộc là bao nhiêu tuổi?
Lao động tiền lương
NLĐ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc dựa trên mức lương nào?
Lao động tiền lương
Không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc khi người lao động nghỉ bao nhiêu ngày trong tháng?
Lao động tiền lương
Doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng thì có bị xử phạt không?
Lao động tiền lương
Không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc khi ký loại hợp đồng nào?
Lao động tiền lương
Không cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động khi người lao động yêu cầu có bị xử phạt không?
Lao động tiền lương
Không niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động thì có bị xử phạt không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
1,091 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào