Ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27 2 là gì? Chức danh nào phải có trách nhiệm cập nhật kiến thức y khoa liên tục?
Ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27 2 là gì?
Căn cứ tại Điều 1 Quyết định 39-HĐBT năm 1985 về ngày Thầy thuốc Việt Nam do Hội đồng Bộ trưởng ban hành quy định ngày 27 2 hàng năm làm ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27 2 là dịp để tôn vinh và tri ân những người làm trong ngành y tế, bao gồm các bác sĩ, y tá, dược sĩ và nhân viên y tế. Ngày này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi người dân Việt Nam, là dịp để thể hiện sự kính trọng và biết ơn đối với những người đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Ngày Thầy thuốc Việt Nam được thành lập vào ngày 27/2/1955, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư gửi Hội nghị cán bộ ngành y tế, nhấn mạnh tầm quan trọng của y đức và trách nhiệm của người thầy thuốc. Từ đó, ngày 27/2 hàng năm trở thành ngày truyền thống của ngành y tế Việt Nam, nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, tận tụy phục vụ và hết lòng thương yêu chăm sóc người bệnh.
Các hoạt động trong ngày Thầy thuốc Việt Nam thường bao gồm lễ kỷ niệm, giao lưu nghệ thuật, vận động hiến máu tình nguyện và khen thưởng những lương y xuất sắc. Đây cũng là dịp để các y, bác sĩ cùng nhau nhắc nhở bản thân nâng cao tinh thần trách nhiệm và tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp y tế của đất nước.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27 2 là gì? (Hình từ Internet)
Chức danh nào phải có trách nhiệm cập nhật kiến thức y khoa liên tục?
Căn cứ tại khoản 14 Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định cập nhật kiến thức y khoa liên tục là việc bổ sung kiến thức, kỹ năng về y khoa phù hợp với phạm vi hành nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Căn cứ tại Điều 22 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định:
Cập nhật kiến thức y khoa liên tục
1. Người hành nghề thuộc một trong các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng có trách nhiệm cập nhật kiến thức y khoa liên tục phù hợp với phạm vi hành nghề.
2. Các hình thức cập nhật kiến thức y khoa liên tục bao gồm:
a) Tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, hội nghị, hội thảo về y khoa phù hợp với phạm vi hành nghề;
b) Tham gia biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, tài liệu chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh;
c) Thực hiện các nghiên cứu khoa học, giảng dạy về y khoa thuộc phạm vi hành nghề;
d) Tự cập nhật kiến thức y khoa và các hình thức khác.
3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm tạo điều kiện để người hành nghề được cập nhật kiến thức y khoa liên tục.
4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, người hành nghề thuộc một trong các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng có trách nhiệm cập nhật kiến thức y khoa liên tục phù hợp với phạm vi hành nghề.
Trách nhiệm tổ chức cập nhật kiến thức y khoa liên tục thuộc về ai?
Căn cứ tại Điều 105 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định:
Đào tạo, bồi dưỡng người hành nghề
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm tổ chức, tạo điều kiện cho người hành nghề tham gia đào tạo, cập nhật kiến thức y khoa liên tục, bồi dưỡng về chuyên môn kỹ thuật, đạo đức nghề nghiệp.
2. Nhà nước có chính sách về cấp học bổng như sau:
a) Cấp học bổng khuyến khích học tập cho người học chuyên ngành tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, truyền nhiễm và hồi sức cấp cứu có kết quả học tập, rèn luyện đủ điều kiện để cấp học bổng tại cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe của Nhà nước;
b) Cấp học bổng chính sách cho người học chuyên ngành tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, truyền nhiễm và hồi sức cấp cứu là người đang làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
3. Nhà nước hỗ trợ đối với người học chuyên ngành tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, truyền nhiễm và hồi sức cấp cứu như sau:
a) Hỗ trợ toàn bộ học phí và hỗ trợ chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học nếu học tại cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe của Nhà nước;
b) Hỗ trợ tiền đóng học phí và hỗ trợ chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học tương ứng với mức quy định tại điểm a khoản này nếu học tại cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe của tư nhân.
4. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân cấp học bổng hoặc trợ cấp cho người học.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm tổ chức cho người hành nghề cập nhật kiến thức y khoa liên tục.











- Lao động hợp đồng được nhận tiền Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 không? Nếu được thì cần điều kiện gì?
- Cách tính tiền trợ cấp Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178, cụ thể được nhận bao nhiêu tiền?
- Từ 1/7/2025 quy định thời điểm bãi bỏ lương cơ sở của CBCCVC và LLVT thì mức tham chiếu không thấp hơn mức lương cơ sở có đúng không?
- Bố trí, giải quyết chế độ, chính sách với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thực hiện theo quy định của ai tại Nghị định 33?
- Quyết định bãi bỏ lương cơ sở, thay thế bằng mức lương cơ bản được Bộ Chính Trị đề xuất thời gian thực hiện sau 2026 có đúng không?