Xử lý kỷ luật công chức thì có bắt buộc thành lập Hội đồng kỷ luật hay không?
Xử lý kỷ luật công chức thì có bắt buộc thành lập Hội đồng kỷ luật hay không?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 27 Nghị định 112/2020/NĐ-CP như sau:
Hội đồng kỷ luật công chức
..
3. Các trường hợp không thành lập Hội đồng kỷ luật
a) Đã có kết luận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về hành vi vi phạm, trong đó có đề xuất hình thức kỷ luật.
b) Đã có quyết định xử lý kỷ luật đảng.
Các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này được sử dụng kết luận về hành vi vi phạm mà không phải điều tra, xác minh lại.
Theo đó, có 2 trường hợp không bắt buộc thành lập Hội đồng kỷ luật khi xử lý kỷ luật công chức:
- Đã có kết luận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về hành vi vi phạm, trong đó có đề xuất hình thức kỷ luật.
- Đã có quyết định xử lý kỷ luật đảng.
Xử lý kỷ luật công chức thì có bắt buộc thành lập Hội đồng kỷ luật hay không? (Hình từ Internet)
Thủ tục xử lý kỷ luật công chức gồm mấy bước?
Theo quy định tại Điều 25 Nghị định 112/2020/NĐ-CP như sau:
Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với công chức
Việc xử lý kỷ luật đối với công chức được thực hiện theo các bước sau đây:
1. Tổ chức họp kiểm điểm;
2. Thành lập Hội đồng kỷ luật;
3. Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.
Trường hợp xử lý kỷ luật theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định này thì không thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này.
Trường hợp công chức có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng thì không thực hiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Theo đó, thủ tục xử lý kỷ luật công chức gồm 3 bước sau đây:
Bước 1: Tổ chức họp kiểm điểm
Không thực hiện bước này trong trường hợp:
- Trường hợp xử lý kỷ luật theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 112/2020/NĐ-CP
- Trường hợp công chức có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng thì không thực hiện.
Bước 2: Thành lập và họp Hội đồng kỷ luật
Không thực hiện bước này trong trường hợp:
- Trường hợp công chức có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng.
- Đã có kết luận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về hành vi vi phạm, trong đó có đề xuất hình thức kỷ luật.
- Đã có quyết định xử lý kỷ luật đảng.
Bước 3: Ra quyết định xử lý kỷ luật
Hội đồng kỷ luật phải có kiến nghị việc xử lý kỷ luật bằng văn bản cho cấp có thẩm quyền ra quyết định kỷ luật.
Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công chức như thế nào?
Theo quy định tại Điều 24 Nghị định 112/2020/NĐ-CP như sau:
(1) Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:
+ Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc được phân cấp thẩm quyền bổ nhiệm tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.
(2) Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:
+ Người đứng đầu cơ quan quản lý hoặc người đứng đầu cơ quan được phân cấp quản lý công chức tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.
+ Đối với công chức cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.
(3) Đối với công chức biệt phái:
+ Người đứng đầu cơ quan nơi công chức được cử đến biệt phái tiến hành xử lý kỷ luật, thống nhất hình thức kỷ luật với cơ quan cử biệt phái trước khi quyết định hình thức kỷ luật.
+ Hồ sơ, quyết định kỷ luật công chức biệt phái phải được gửi về cơ quan quản lý công chức biệt phái.
(4) Công chức có hành vi vi phạm trong thời gian công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ mà khi chuyển sang cơ quan mới mới phát hiện hành vi vi phạm đó và vẫn còn trong thời hiệu xử lý kỷ luật thì:
+ Cơ quan cũ nơi công chức đã công tác tiến hành xử lý kỷ luật.
+ Hồ sơ, quyết định xử lý kỷ luật phải được gửi về cơ quan nơi công chức đang công tác.
+ Trường hợp cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật đã giải thể, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập thì những người có trách nhiệm liên quan phải bàn giao hồ sơ để cơ quan nơi công chức đang công tác thực hiện việc xử lý kỷ luật.
+ Hồ sơ, quyết định kỷ luật công chức phải được gửi về cơ quan quản lý công chức.
(5) Đối với công chức làm việc trong Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân:
+ Thẩm quyền xử lý kỷ luật được thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?