Xử lý kỷ luật công chức không cần thành lập Hội đồng kỷ luật trong 03 trường hợp nào?

03 trường hợp không cần thành lập Hội đồng kỷ luật khi xử lý kỷ luật công chức là trường hợp nào?

Xử lý kỷ luật công chức không cần thành lập Hội đồng kỷ luật trong 03 trường hợp nào?

Căn cứ theo Điều 25 Nghị định 112/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP quy định như sau:

Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với công chức
1. Việc xử lý kỷ luật đối với công chức được thực hiện theo các bước sau đây:
a) Tổ chức họp kiểm điểm;
b) Thành lập Hội đồng kỷ luật;
c) Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.
2. Không thực hiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều này đối với trường hợp:
a) Xử lý kỷ luật theo quy định tại khoản 10 Điều 2 Nghị định này;
b) Xử lý kỷ luật theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định này hoặc đã tổ chức kiểm điểm theo quy định của pháp luật và cá nhân đã nhận trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình.
3. Không thực hiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này đối với trường hợp:
a) Đã có kết luận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về hành vi vi phạm, trong đó có đề xuất cụ thể hình thức kỷ luật theo quy định;
b) Công chức có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng;
c) Đã có quyết định xử lý kỷ luật về đảng, trừ trường hợp cấp có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định này;
Các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này được sử dụng kết luận về hành vi vi phạm (nếu có) mà không phải điều tra, xác minh lại.

Như vậy, xử lý kỷ luật công chức không cần thành lập Hội đồng kỷ luật trong 03 trường hợp sau:

- Đã có kết luận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về hành vi vi phạm, trong đó có đề xuất cụ thể hình thức kỷ luật theo quy định;

- Công chức có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng;

- Đã có quyết định xử lý kỷ luật về đảng, trừ trường hợp cấp có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định 112/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP.

Xử lý kỷ luật công chức không cần thành lập Hội đồng kỷ luật trong 03 trường hợp  nào?

Xử lý kỷ luật công chức không cần thành lập Hội đồng kỷ luật trong 03 trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Công chức sẽ được miễn trách nhiệm kỷ luật trong trường hợp nào?

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Các trường hợp được miễn trách nhiệm kỷ luật
1. Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi có hành vi vi phạm.
2. Phải chấp hành quyết định của cấp trên theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Luật Cán bộ, công chức.
3. Được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm trong tình thế cấp thiết, do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự khi thi hành công vụ.
4. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật nhưng đã qua đời.

Như vậy, công chức sẽ được miễn trách nhiệm kỷ luật trong trường hợp sau:

- Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi có hành vi vi phạm.

- Phải chấp hành quyết định của cấp trên theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Luật Cán bộ, công chức 2008.

- Được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm trong tình thế cấp thiết, do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 khi thi hành công vụ.

- Công chức có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật nhưng đã qua đời.

Các hành vi nào của công chức sẽ bị xử lý kỷ luật?

Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 112/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP quy định như sau:

Các hành vi bị xử lý kỷ luật
1. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức; những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống, vi phạm pháp luật khi thi hành công vụ hoặc có hành vi vi phạm khác liên quan đến hoạt động công vụ bị xử lý kỷ luật về đảng, đoàn thể thì bị xem xét xử lý kỷ luật hành chính.
2. Mức độ của hành vi vi phạm được xác định như sau:
a) Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
b) Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
c) Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
c) Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

Như vậy, các hành vi của công chức sẽ bị xử lý kỷ luật bao gồm:

- Vi phạm nghĩa vụ của công chức;

- Những việc công chức không được làm;

- Nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

- Vi phạm đạo đức, lối sống, vi phạm pháp luật khi thi hành công vụ hoặc có hành vi vi phạm khác liên quan đến hoạt động công vụ bị xử lý kỷ luật về đảng, đoàn thể thì bị xem xét xử lý kỷ luật hành chính.

Xử lý kỷ luật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Quyết định xử lý kỷ luật cán bộ thuộc thẩm quyền của ai theo quy định hiện hành?
Lao động tiền lương
Xử lý kỷ luật công chức không cần thành lập Hội đồng kỷ luật trong 03 trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Biên bản cuộc họp xử lý kỷ luật lao động cần có chữ ký của những ai?
Lao động tiền lương
Xử lý kỷ luật lao động được ghi lại bằng file ghi âm không?
Lao động tiền lương
Có được xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ đang nuôi con nhỏ hay không?
Lao động tiền lương
Người được ủy quyền theo quy định của pháp luật có được xử lý kỷ luật lao động hay không?
Lao động tiền lương
Buộc thôi việc có phải là hình thức xử lý kỷ luật đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo không?
Lao động tiền lương
Giáng chức có phải là hình thức xử lý kỷ luật đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo không?
Lao động tiền lương
Cảnh cáo có phải là hình thức xử lý kỷ luật đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo không?
Lao động tiền lương
Cách chức có phải là hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ?
Đi đến trang Tìm kiếm - Xử lý kỷ luật
73 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xử lý kỷ luật
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào