Vỏ cáp điện phòng nổ có mức điện áp khác nhau có phải sử dụng màu khác nhau để nhận dạng không?
Vỏ cáp điện phòng nổ có mức điện áp khác nhau có phải sử dụng màu khác nhau để nhận dạng không?
Căn cứ tại khoản 13 Điều 6 QCVN 21:2023/BCT về An toàn đối với cáp điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò quy định như sau:
Yêu cầu chung của cáp điện phòng nổ
...
6.13. Cáp điện phòng nổ hoàn thiện
6.13.1. Đường kính ngoài của cáp đã hoàn thiện phải nằm trong phạm vi thông số kỹ thuật do nhà sản xuất cung cấp được chỉ định trong tài liệu của từng loại cáp.
6.13.2. Khả năng chống va đập cơ học, cáp có tiết diện danh định từ 16mm2 trở lên phải đáp ứng yêu cầu về va đập cơ học, số lần tác động được quy định như sau:
6.13.2.1. Tiết diện danh định của lõi nguồn (16 đến 35) mm2: 2 lần.
6.13.2.2. Tiết diện danh định của lõi nguồn (50 đến 150) mm2: 3 lần.
6.13.2.3. Kết quả thử nghiệm va đập của cáp, rơle phát hiện rò điện không được tác động.
6.13.3. Phải có khả năng chống uốn với thử nghiệm 9000 lần mà không bị ngắn mạch hoặc hở mạch.
6.13.4. Bán kính cong nhỏ nhất cho phép đối với:
6.13.4.1. Cáp mềm bằng 6 lần đường kính ngoài.
6.13.4.2. Cáp cứng bằng 15 lần đường kính ngoài.
6.13.5. Vỏ cáp điện phòng nổ có mức điện áp khác nhau phải sử dụng các màu khác nhau để nhận dạng như sau:
6.13.5.1. Vỏ màu đỏ cho cáp có điện áp 3,6/6 kV, 6/10 kV và 8,7/10 kV;
6.13.5.2. Vỏ màu đen cho cáp có điện áp 0,66/1,14 kV, 0,38/0,66 kV và thấp hơn.
6.13.6. Tính chống cháy của cáp điện phòng nổ phải tuân thủ các yêu cầu và phép thử nghiệm của các tiêu chuẩn TCVN 6613-1-2:2010 (IEC 60332-1-2:2004), TCVN 6613-3-10:2010 (IEC 60332-3-10:2009) và TCVN 9618-21:2013 (IEC 60331-21:1999).
Theo đó, vỏ cáp điện phòng nổ có mức điện áp khác nhau phải sử dụng các màu khác nhau để nhận dạng như sau:
- Vỏ màu đỏ cho cáp có điện áp 3,6/6 kV, 6/10 kV và 8,7/10 kV;
- Vỏ màu đen cho cáp có điện áp 0,66/1,14 kV, 0,38/0,66 kV và thấp hơn.
Vỏ cáp điện phòng nổ có mức điện áp khác nhau có phải sử dụng màu khác nhau để nhận dạng không? (Hình từ Internet)
Vòng bịt kín cao su khi lắp đặt vận hành cáp điện phòng nổ phải đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 QCVN 21:2023/BCT về An toàn đối với cáp điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò quy định:
Yêu cầu về lắp đặt vận hành cáp điện phòng nổ trong mỏ hầm lò
...
8.1.2.2. Các chi tiết của cổ cáp phải được vặn chặt để đảm bảo tính năng làm kín cáp.
8.1.2.3. Vòng bịt kín cao su phải đảm bảo không bị nứt, đàn hồi tốt, cáp điện không bị kéo căng hoặc bẻ gập trong quá trình lắp ráp và vận hành.
8.1.2.4. Ở cổ cáp cao áp có sử dụng vật liệu điền đầy cách điện, khối điền đầy khi đông cứng phải đảm bảo không có vết nứt.
8.1.2.5. Tại các vị trí đầu vào thiết bị điện cáp không được để bị kéo căng truyền lực đến các cơ cấu đấu nối làm hư hỏng các kết nối.
8.1.2.6. Lõi dây tiếp đất, màn chắn bảo vệ, vỏ giáp (băng thép hoặc dây thép mạ kẽm) của cáp phải được nối vào cọc tiếp đất của thiết bị điện.
8.2. Lắp đặt cáp trên các đường lò mỏ
8.2.1. Cáp lắp đặt phải thực hiện đúng với sơ đồ nguyên lý cung cấp điện đã được giám đốc mỏ phê duyệt và cập nhật kịp thời khi có sự thay đổi của thực tế hiện trường sản xuất.
8.2.2. Trên dọc sợi cáp tại điểm đầu, điểm cuối, các điểm rẽ nhánh và sau khoảng cách phù hợp với đường lò cụ thể phải có các tấm nhãn mác để chỉ rõ các thông tin sau: Tên của sợi cáp theo sơ đồ nguyên lý, điện áp cung cấp, loại cáp, điểm đầu nguồn cung cấp, điểm đến của phụ tải để nhận biết rõ ràng thuận lợi cho công tác vận hành, kiểm tra và sửa chữa cáp điện.
8.2.3 Cáp được treo trong các đường lò trên các móc hoặc dây treo cáp. Khi đi chung trên cùng một tuyến phải thực hiện lần lượt từ trên xuống theo cấp điện áp của mạng cáp được cung cấp, các cáp của mạng tín hiệu, mạch điều khiển tự động, mạch đo lường giám sát, mạch thông tin liên lạc và cáp quang phải cách các mạch điện lực ít nhất 200 mm.
Theo đó, khi lắp đặt vận hành cáp điện phòng nổ trong mỏ hầm lò, vòng bịt kín cao su phải đảm bảo không bị nứt, đàn hồi tốt, cáp điện không bị kéo căng hoặc bẻ gập trong quá trình lắp ráp và vận hành.
Yêu cầu về hồ sơ quản lý cáp điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 12 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 21:2023/BCT quy định về yêu cầu về hồ sơ quản lý cáp điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò được quy định như sau:
- Phải có đầy đủ các tài liệu kỹ thuật của nhà chế tạo, gồm: Hướng dẫn vận chuyển, sử dụng, bảo dưỡng và bảo quản. Trường hợp tài liệu kỹ thuật tiếng nước ngoài phải có bản dịch sang tiếng Việt được công chứng.
- Cáp điện phòng nổ nhập khẩu phải thực hiện đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Thông tư 36/2019/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.
- Tổ chức, cá nhân sử dụng cáp điện phòng nổ phải lập hồ sơ quản lý từ khi bắt đầu đưa vào sử dụng bao gồm:
+ Tính toán, lựa chọn cáp điện phòng nổ được phê duyệt.
+ Biện pháp thi công, sơ đồ vị trí lắp của cáp điện phòng nổ.
+ Hồ sơ nghiệm thu sau lắp đặt.
+ Hồ sơ kiểm định, thí nghiệm hiệu chỉnh.
+ Quy định vận hành và sử dụng cáp điện.
- Nội quy an toàn, quy trình trong vận chuyển, lắp đặt, kiểm tra, vận hành và bảo quản cáp điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò.











- Quyết định chính thức bãi bỏ lương cơ sở, bãi bỏ hệ số lương của 09 đối tượng CBCCVC và LLVT, mở rộng quan hệ tiền lương sau 2026 như thế nào?
- Không đồng ý giải quyết cho nghỉ hưu trước tuổi, cán bộ công chức viên chức người lao động có nguyện vọng xin nghỉ theo quy định thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết thế nào theo Hướng dẫn 01?
- Giảm tiền lương cán bộ công chức viên chức khi thay mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng bằng mức lương cơ bản đúng không?
- Sau 01/7/2025, Chính phủ quy định lại mức điều chỉnh lương hưu cán bộ công chức viên chức, lực lượng vũ trang và người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên cơ sở nào?
- Quốc hội ban hành nghị quyết về sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã trước ngày nào? Xác định số lượng đại biểu HĐND cấp tỉnh theo nguyên tắc nào?