Viết sơ yếu lý lịch tự thuật xin việc như thế nào? Chứng thực sơ yếu lý lịch ở đâu?
Thế nào là chứng thực?
Tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP có quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Cấp bản sao từ sổ gốc” là việc cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Bản sao từ sổ gốc có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.
2. “Chứng thực bản sao từ bản chính” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
3. “Chứng thực chữ ký” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.
4. “Chứng thực hợp đồng, giao dịch” là việc cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
Theo đó, chứng thực là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, chứng thực di chúc.
Viết sơ yếu lý lịch tự thuật xin việc như thế nào? Chứng thực sơ yếu lý lịch ở đâu?
Chứng thực sơ yếu lý lịch ở đâu?
Tại Điều 15 Thông tư 01/2020/TT-BTP có quy định như sau:
Chứng thực chữ ký trong tờ khai lý lịch cá nhân
1. Các quy định về chứng thực chữ ký tại Mục 3 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP được áp dụng để chứng thực chữ ký trên tờ khai lý lịch cá nhân. Người thực hiện chứng thực không ghi bất kỳ nhận xét gì vào tờ khai lý lịch cá nhân, chỉ ghi lời chứng chứng thực theo mẫu quy định tại Nghị định số 23/2015/NĐ-CP. Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác về việc ghi nhận xét trên tờ khai lý lịch cá nhân thì tuân theo pháp luật chuyên ngành.
2. Người yêu cầu chứng thực phải chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung trong tờ khai lý lịch cá nhân của mình. Đối với những mục không có nội dung trong tờ khai lý lịch cá nhân thì phải gạch chéo trước khi yêu cầu chứng thực.
Theo đó, việc chứng thực sơ yêu lý lịch được thực hiện theo Mục 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, cụ thể:
- Người thực hiện chứng thực không ghi bất kỳ nhận xét gì vào tờ khai lý lịch cá nhân, chỉ ghi lời chứng chứng thực theo mẫu.
- Đối với những mục không có nội dung trong tờ khai lý lịch cá nhân thì phải gạch chéo trước khi yêu cầu chứng thực.
- Người yêu cầu chứng thực phải chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung trong tờ khai lý lịch cá nhân của mình.
Điều này có nghĩa người thực hiện chứng thực chỉ chứng nhận chữ ký trên Sơ yếu lý lịch là của người yêu cầu chứng thực, còn không chịu trách nhiệm về nội dung trên Sơ yếu lý lịch.
Vì vậy, người có yêu cầu chứng thực có thể lựa chọn những nơi sau để yêu cầu chứng thực chữ ký trên Sơ yếu lý lịch theo quy định về thẩm quyền chứng thực chữ ký tại Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP miễn thuận tiện:
- Đến bất kỳ Ủy ban nhân dân phường, xã hoặc Phòng tư pháp cấp huyện nào (không bắt buộc phải là nơi có hộ khẩu thường trú).
- Đến bất kỳ Phòng công chứng/Văn phòng công chứng nào.
- Đến Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (đối với người đang ở nước ngoài).
Viết sơ yếu lý lịch tự thuật xin việc như thế nào?
Việc viết sơ yếu lý lịch tự thuật (hay còn gọi là CV tự thuật) là cách để bạn giới thiệu bản thân và kể về hành trình, kinh nghiệm, và năng lực cá nhân của mình trong quá trình tìm việc làm. Dưới đây là một hướng dẫn cơ bản về cách viết sơ yếu lý lịch tự thuật:
Họ và tên: Với phần này, bạn cần viết đúng theo những thông tin đã lưu trong chứng minh nhân dân. Trong đó, họ tên sẽ cần phải viết chữ in hoa.
Nam/nữ: Nếu giới tính nam thì bạn ghi Nam, còn nếu bạn là nữ thì ghi Nữ.
Ngày sinh: Bạn cần điền đầy đủ thông tin về ngày, tháng, năm sinh của bản thân giống như trong chứng minh thư hoặc sổ hộ khẩu.
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Bao gồm số nhà, đường phố, xã phường, quận huyện, tỉnh thành. Bạn cần khai thông tin theo đúng trong sổ hộ khẩu.
Nơi ở hiện tại: Nếu nơi ở hiện tại trùng với hộ khẩu thường trú thì bạn sẽ không cần phải ghi lại. Nếu địa chỉ nơi ở hiện tại khác so với sổ hộ khẩu bạn cần điền lại địa chỉ chính xác.
Nguyên quán: Có thể ghi theo quê của mẹ đẻ hoặc người nuôi dưỡng bạn tự nhỏ nếu như không rõ về thân thế của bố, mẹ mình là ai.
Dân tộc: Ghi rõ dân tộc gốc gác của mình. Nếu là con lai thì cần ghi rõ quốc tịch, dân tộc của bố, mẹ
Tôn giáo: Cần ghi rõ tôn giáo của bạn (đạo Phật, đạo Hồi, Thiên Chúa, Cao Đài,…) kèm theo cả chức sắc trong tôn giáo đó nếu có. Còn nếu không theo đạo nào thì ghi là “Không”.
Thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất: Ghi thông tin về thành phần gia đình theo đúng như quy định của pháp luật. Bao gồm các diện thành phần: cố nông, bần nông, trung nông, địa chủ, công chức, viên chức.
Thành phần bản thân gia đình hiện nay: Gia đình của bạn thuộc thành phần nào thì điền thông tin vào đó. Các thành phần bản thân gia đình bao gồm: công nhân, viên chức, công chức, …
Trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch: Khai rõ trình độ là 12/12 hoặc bổ túc văn hóa… theo đúng bằng cấp mà mình đã nhận được.
Trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch: Ghi chính xác các bằng cấp liên quan đến trình độ ngoại ngữ (Anh, Pháp, Nga,…)
Ngày và nơi kết nạp Đảng/ Đoàn: Ghi rõ ngày được kết nạp. Nếu không nhớ rõ thì có thể bỏ qua
Trình độ học vấn trong sơ yếu lý lịch: Ghi trình độ đã tốt nghiệp: đại học, cao đẳng, trung cấp…
Trình độ chuyên môn trong lý lịch đi làm: Bạn được đào tạo theo chương trình nào, chuyên ngành nào thì ghi vào mục này.
Cấp bậc: Phần này ghi bậc lương đang được hưởng.
Lương chính hiện nay: Lương theo ngạch chuyên viên, kỹ sư, kỹ thuật viên, … ghi vào cụ thể nếu có.
Quá trình công tác của bản thân bản thân: Ghi tóm tắt lại quá trình học tập, làm việc của bạn. Trong đó, thể hiện rõ rằng mình đã đi học ở đâu, làm gì và giữ các chức vụ gì? Việc ghi đầy đủ phần này sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng tốt với hàng loạt những hoạt động xã hội, đào tạo trong quá khứ, thể hiện bạn là một người rất năng động.
Tình trạng sức khỏe: Bạn ghi Tốt nếu chắc chắn sức khỏe được đảm bảo.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?