Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền buộc thôi việc với những cán bộ nào?
- Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền buộc thôi việc với những cán bộ nào?
- Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm đánh giá Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh không?
- Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm và thẩm quyền gì trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ?
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền buộc thôi việc với những cán bộ nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 12 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1183/2007/QĐ-VKSTC quy định về việc xử lý kỷ luật cán bộ như sau:
Xử lý kỷ luật cán bộ
1. Quyết định cách chức chức danh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Điều tra viên các cấp.
2. Thành lập Hội đồng kỷ luật và quyết định kỷ luật đối với Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và cán bộ công tác tại các đơn vị trực thuộc.
3. Quyết định hạ bậc lương, hạ ngạch công chức, cách chức hoặc buộc thôi việc đối với cán bộ là Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.
4. Quyết định hạ ngạch công chức, buộc thôi việc đối với cán bộ ngạch Chuyên viên chính và tương đương trở lên.
5. Giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật:
a - Lần thứ nhất đối với những trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều này.
b - Lần thứ hai đối với các quyết định thi hành kỷ luật cán bộ do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh ban hành.
Theo đó, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có quyền buộc thôi việc đối với Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền buộc thôi việc với những cán bộ nào?
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm đánh giá Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 15 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1183/2007/QĐ-VKSTC quy định về việc kiểm tra, giám sát công tác cán bộ như sau:
Kiểm tra, giám sát công tác cán bộ
1. Quyết định chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát về công tác cán bộ.
2. Nhận xét, đánh giá đối với cán bộ giữ các chức danh được quy định tại Điều 10 Quy chế này.
3. Hủy bỏ Quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc về công tác cán bộ nếu không đúng quy định của pháp luật và của ngành.
4. Khi cần thiết, trực tiếp quyết định một số nội dung quản lý đã phân cấp.
Theo đó, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm đánh giá đối với cán bộ giữ các chức danh được quy định tại Điều 10 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1183/2007/QĐ-VKSTC.
Dẫn chiếu đến Điều 10 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1183/2007/QĐ-VKSTC quy định như sau:
Phê duyệt danh sách quy hoạch, kế hoạch luân chuyển và quyết định điều động đối với các chức danh Viện trưởng và Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Thủ trưởng và Phó Thủ trưởng đơn vị trực thuộc, Chuyên viên cao cấp và tương đương.
Như vậy, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có quyền đánh giá đối với cán bộ giữ các chức danh Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm và thẩm quyền gì trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ?
Căn cứ theo Điều 11 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1183/2007/QĐ-VKSTC quy định về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ như sau:
Bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ
1. Quyết định danh sách ủy viên Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và danh sách thành viên ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.
2. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ quản lý hành chính và các chức danh pháp lý của ngành Kiểm sát (trừ chức vụ Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và chức danh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao).
3. Quyết định tổ chức thi nâng ngạch Kiểm tra viên các cấp và bổ nhiệm cán bộ vào các ngạch Kiểm tra viên cao cấp, Kiểm tra viên chính và Kiểm tra viên.
Theo đó, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có những trách nhiệm và thẩm quyền sau trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ:
- Quyết định danh sách ủy viên Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và danh sách thành viên ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.
- Quyết định bổ nhiệm và miễn nhiệm các chức vụ quản lý hành chính và các chức danh pháp lý của ngành Kiểm sát, trừ:
+ Chức vụ Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
+ Chức danh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Quyết định tổ chức thi nâng ngạch Kiểm tra viên các cấp và bổ nhiệm cán bộ vào các ngạch Kiểm tra viên cao cấp, Kiểm tra viên chính và Kiểm tra viên.











- Sửa Nghị định 178 về nghỉ hưu trước tuổi: Chính thức mức hưởng lương hưu là 45% áp dụng cho đối tượng nào?
- Chốt mức lương mới của CBCCVC và LLVT sau khi bỏ lương cơ sở 2,34 triệu có đảm bảo cao hơn mức lương hiện hưởng hay không?
- Ban hành thêm tiêu chí đánh giá, giải quyết nghỉ hưu trước tuổi cho cán bộ công chức viên chức và người lao động thì tiêu chí phải đảm bảo phù hợp với yêu cầu gì tại Hướng dẫn 01?
- Xem diễu binh 30 4 nên đi bằng phương tiện gì theo khuyến cáo của Phòng cảnh sát giao thông thành phố Hồ Chí Minh? Đi làm vào ngày diễu binh 30 4 năm 2025 thì được trả lương như thế nào?
- Toàn bộ cán bộ công chức phải nghỉ thôi việc theo Nghị định 178 được sửa đổi bổ sung để chuyển đổi nghề nghiệp có mức ưu tiên thế nào tại Hướng dẫn 01?