Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền quyết định những hình thức kỷ luật nào?

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền quyết định những hình thức kỷ luật nào?

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền quyết định những hình thức kỷ luật nào?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 10 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 208/QĐ-VKSTC năm 2023 quy định như sau:

Kỷ luật
1. Tạm đình chỉ công tác đối với công chức công tác tại các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trong thời gian xem xét, xử lý kỷ luật nếu thấy để công chức đó tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý.
2. Thành lập Hội đồng kỷ luật và quyết định kỷ luật đối với công chức, viên chức công tác tại các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.
3. Quyết định một trong các hình thức kỷ luật sau:
a) Cách chức chức danh Kiểm sát viên và Điều tra viên cao cấp, trung cấp, sơ cấp; Kiểm tra viên cao cấp, Kiểm tra viên chính của Viện kiểm sát nhân dân; cán bộ điều tra và Kiểm tra viên công tác tại các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
b) Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc đối với công chức, viên chức công tác tại các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, trừ lãnh đạo cấp phòng và tương đương trở xuống thuộc các đơn vị sự nghiệp;
c) Giáng chức, cách chức, buộc thôi việc đối với Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện; Chuyên viên cao cấp và tương đương thuộc Viện kiểm sát nhân dân các cấp. Buộc thôi việc đối với Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện nghiệp vụ và tương đương của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.
4. Giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật:
a) Lần thứ nhất đối với những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Lần thứ hai đối với các quyết định xử lý kỷ luật của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.

Theo đó, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền quyết định các hình thức kỷ luật sau:

- Cách chức đối với:

+ Kiểm sát viên và Điều tra viên cao cấp, trung cấp, sơ cấp;

+ Kiểm tra viên cao cấp, Kiểm tra viên chính của Viện kiểm sát nhân dân;

+ Cán bộ điều tra và Kiểm tra viên công tác tại các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc đối với:

+ Công chức, viên chức công tác tại các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

+ Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;

+ Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, trừ lãnh đạo cấp phòng và tương đương trở xuống thuộc các đơn vị sự nghiệp;

- Giáng chức, cách chức, buộc thôi việc đối với:

+ Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện;

+ Chuyên viên cao cấp và tương đương thuộc Viện kiểm sát nhân dân các cấp.

- Buộc thôi việc đối với Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện nghiệp vụ và tương đương của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền quyết định những hình thức kỷ luật nào?

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền quyết định những hình thức kỷ luật nào? (Hình từ Internet)

Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có quyền quyết định việc tuyển dụng công chức, viên chức không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 208/QĐ-VKSTC năm 2023 quy định như sau:

Tuyển dụng, tiếp nhận
1. Quyết định việc tuyển dụng, tiếp nhận công chức, viên chức và người lao động vào làm việc tại các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao; trực tiếp ký quyết định tiếp nhận công chức, viên chức từ ngạch Chuyên viên chính và tương đương trở lên trong ngành Kiểm sát nhân dân.
2. Phê duyệt kế hoạch tuyển dụng; công nhận kết quả thi tuyển, xét tuyển của các Hội đồng tuyển dụng công chức, viên chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới.

Theo đó, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân có quyền quyết định việc tuyển dụng công chức, viên chức vào làm việc tại các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao quyền gì trong việc thành lập các hội đồng?

Căn cứ theo Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 208/QĐ-VKSTC năm 2023 quy định như sau:

Thành lập các hội đồng
1. Quyết định thành lập Hội đồng tuyển dụng công chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Quyết định thành lập Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp; Hội đồng thi tuyển Điều tra viên các ngạch; Hội đồng thi tuyển Kiểm tra viên chính, Kiểm tra viên cao cấp.
3. Quyết định thành lập các hội đồng khác theo quy định.

Theo đó, trong việc thành lập các hội đồng, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có các quyền sau:

- Quyết định thành lập Hội đồng tuyển dụng công chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

- Quyết định thành lập Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp; Hội đồng thi tuyển Điều tra viên các ngạch; Hội đồng thi tuyển Kiểm tra viên chính, Kiểm tra viên cao cấp.

- Quyết định thành lập các hội đồng khác theo quy định.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào