Viên chức quốc phòng nghỉ chuẩn bị hưu tại gia đình phải đăng ký thời gian nghỉ với cơ quan nào?
- Viên chức quốc phòng nghỉ chuẩn bị hưu tại gia đình phải đăng ký thời gian nghỉ với cơ quan nào?
- Có được đình chỉ chế độ nghỉ của viên chức quốc phòng đang nghỉ chuẩn bị hưu không?
- Viên chức quốc phòng có thâm niên công tác trên 25 năm thì được nghỉ chuẩn bị hưu bao lâu?
- Viên chức quốc phòng có được hưởng phụ cấp thâm niên không?
Viên chức quốc phòng nghỉ chuẩn bị hưu tại gia đình phải đăng ký thời gian nghỉ với cơ quan nào?
Theo khoản 3 Điều 9 Thông tư 113/2016/TT-BQP (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 109/2021/TT-BQP) quy định:
Nghỉ chuẩn bị hưu
...
3. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng nghỉ chuẩn bị hưu tại gia đình phải đăng ký thời gian nghỉ với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn theo quy định của Luật Cư trú.
4. Trong thời gian nghỉ chuẩn bị hưu, nếu mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh phải chữa trị dài ngày, bệnh tâm thần thực hiện theo quy định tại Thông tư số 157/2013/TT-BQP ngày 26 tháng 8 năm 200 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về quản lý, điều trị, chăm sóc, giải quyết chính sách đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng, người làm việc trong tổ chức cơ yếu do Quân đội quản lý bị bệnh hiểm nghèo, bệnh cần chữa trị dài ngày, bệnh tâm thần.
Theo đó viên chức quốc phòng nghỉ chuẩn bị hưu tại nhà phải đăng ký thời gian nghỉ với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn theo quy định của Luật Cư trú 2020.
Viên chức quốc phòng nghỉ chuẩn bị hưu tại gia đình phải đăng ký thời gian nghỉ với cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Có được đình chỉ chế độ nghỉ của viên chức quốc phòng đang nghỉ chuẩn bị hưu không?
Theo Điều 11 Thông tư 113/2016/TT-BQP quy định:
Đình chỉ chế độ nghỉ
Việc đình chỉ chế độ nghỉ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 38 của Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.
Dẫn chiếu khoản 2 Điều 38 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định:
Chế độ nghỉ ngơi của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
1. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được nghỉ ngơi theo quy định của Bộ luật lao động và theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ mà không được bố trí nghỉ hằng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.
2. Khi có lệnh động viên, trong thời chiến và trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra lệnh đình chỉ thực hiện chế độ nghỉ ngơi; quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng đang nghỉ phải trở về đơn vị.
Theo đó khi có lệnh động viên, trong thời chiến và trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có quyền ra lệnh đình chỉ chế độ nghỉ của viên chức quốc phòng đang nghỉ chuẩn bị hưu. Khi đó viên chức quốc phòng đang nghỉ phải trở về đơn vị.
Viên chức quốc phòng có thâm niên công tác trên 25 năm thì được nghỉ chuẩn bị hưu bao lâu?
Theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 113/2016/TT-BQP (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 109/2021/TT-BQP) quy định:
Nghỉ chuẩn bị hưu
1. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng có quyết định nghỉ hưu, được nghỉ chuẩn bị hưu (nghỉ để chuẩn bị hậu phương gia đình) như sau:
a) Từ đủ 20 năm công tác đến dưới 25 năm công tác được nghỉ 09 tháng;
b) Từ đủ 25 năm công tác trở lên được nghỉ 12 tháng.
2. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng có đủ điều kiện nghỉ hưu, nếu có nguyện vọng không nghỉ chuẩn bị hưu (hưởng lương hưu ngay) hoặc nghỉ không đủ thời gian quy định, thì khi nghỉ hưu được hưởng khoản tiền chênh lệnh giữa tiền lương của tháng cuối cùng trước khi hưởng lương hưu với tiền lương hưu tháng đầu tiên đối với số tháng không nghỉ chuẩn bị hưu.
...
Theo đó viên chức quốc phòng có thâm niên công tác trên 25 năm thì được nghỉ chuẩn bị hưu (nghỉ để chuẩn bị hậu phương gia đình) 12 tháng.
Viên chức quốc phòng có được hưởng phụ cấp thâm niên không?
Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 224/2017/TT-BQP quy định về đối tượng áp dụng, cụ thể như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng đang công tác, làm việc tại các cơ quan, đơn vị.
...
Ngoài ra khoản 1 Điều 3 Thông tư 224/2017/TT-BQP quy định về điều kiện áp dụng chế độ phụ cấp thâm niên như sau:
Chế độ phụ cấp thâm niên
1. Điều kiện áp dụng và mức phụ cấp
Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này có thời gian phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội đủ 5 năm (đủ 60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ 6 trở đi mỗi năm (12 tháng) được tính thêm 1%.
...
Theo đó viên chức quốc phòng có thời gian phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội đủ 5 năm (đủ 60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ 6 trở đi mỗi năm (12 tháng) được tính thêm 1%.
Như vậy viên chức quốc phòng có thời gian phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội đủ 5 năm (đủ 60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?