Viên chức làm việc tại Tòa án nhân dân vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật thì bị xử lý như thế nào?
Viên chức làm việc tại Tòa án nhân dân vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật thì bị xử lý như thế nào?
Theo Điều 149 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định:
Khen thưởng, xử lý vi phạm
1. Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, công chức khác, viên chức và người lao động của Tòa án nhân dân có thành tích trong công tác thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và quy định của Tòa án nhân dân tối cao.
Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, công chức khác, quân nhân khác của Tòa án quân sự có thành tích trong công tác thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và quy định của Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng.
2. Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, công chức khác, viên chức và người lao động của Tòa án nhân dân vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, công chức khác, quân nhân khác của Tòa án quân sự vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Theo đó viên chức làm việc tại Tòa án nhân dân vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Viên chức làm việc tại Tòa án nhân dân vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật thì bị xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Viên chức làm việc tại Tòa án có được làm Hội thẩm nhân dân không?
Theo Điều 123 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định:
Những người không được làm Hội thẩm
1. Người đang giữ chức danh tư pháp, công chức, viên chức và người lao động trong Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan công an, cơ quan thi hành án, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của luật.
2. Luật sư.
3. Công chứng viên.
4. Thừa phát lại.
5. Trợ giúp viên pháp lý.
Theo đó viên chức làm việc tại Tòa án nhân dân không được làm Hội thẩm nhân dân.
Viên chức làm việc tại Tòa án nhân dân có trách nhiệm gì?
Theo Điều 74 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định:
Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong Tòa án
1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và quy định của Tòa án.
2. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật.
3. Giữ bí mật nhà nước và bí mật công tác.
4. Học tập, nghiên cứu, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
5. Tôn trọng và chịu sự giám sát của Nhân dân.
6. Bồi thường, hoàn trả cho ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật đối với thiệt hại gây ra khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn.
7. Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó viên chức làm việc tại Tòa án nhân dân có trách nhiệm như sau:
- Tuân thủ theo Hiến pháp, pháp luật và quy định của Tòa án.
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật.
- Giữ bí mật nhà nước và bí mật công tác.
- Thường xuyên học tập, nghiên cứu, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- Tôn trọng và chịu sự giám sát của Nhân dân.
- Ngoài ra thực hiện bồi thường, hoàn trả cho ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật đối với thiệt hại gây ra khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn.
- Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Nguyên tắc quản lý viên chức trong Tòa án nhân dân như thế nào?
Theo Điều 75 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định:
Quản lý công chức, viên chức và người lao động trong Tòa án
1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quản lý công chức, viên chức và người lao động của Tòa án nhân dân các cấp theo quy định của pháp luật.
2. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phối hợp với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quản lý quân nhân, công chức của Tòa án quân sự các cấp theo quy định của pháp luật.
3. Chánh án Tòa án các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm quản lý công chức, quân nhân và người lao động của Tòa án theo quy định của Luật này và theo phân cấp của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Theo đó viên chức của Tòa án nhân dân các cấp được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quản lý theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có hiệu lực 01/01/2025.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?