Việc phân loại viên chức được thực hiện dựa trên các tiêu chí nào?
Việc phân loại viên chức được thực hiện dựa trên các tiêu chí nào?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 115/2020/NĐ-CP có quy định:
Phân loại viên chức
1. Theo chức trách, nhiệm vụ, viên chức được phân loại như sau:
a) Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý;
b) Viên chức không giữ chức vụ quản lý là người chỉ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Theo trình độ đào tạo, viên chức được phân loại như sau:
a) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo tiến sĩ;
b) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo thạc sĩ;
c) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo đại học;
d) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo cao đẳng;
đ) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp.
Như vậy, việc phân loại viên chức sẽ được thực hiện dựa theo chức trách, nhiệm vụ và trình độ đào tạo của viên chức.
Việc phân loại viên chức được thực hiện dựa trên các tiêu chí nào? (Hình từ Internet)
Đối tượng được ưu tiên cộng điểm trong tuyển dụng viên chức theo thời gian thay đổi như thế nào?
Hiện nay, theo quy định tại Điều 6 Nghị định 115/2020/NĐ-CP đang là văn bản mới nhất quy định về việc tuyển dụng viên chức trong đó có ưu tiên tuyển viên chức như sau:
Ưu tiên trong tuyển dụng viên chức
1. Đối tượng và điểm ưu tiên trong thi tuyển hoặc xét tuyển:
a) Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B: Được cộng 7,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;
b) Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của thương binh loại B, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: Được cộng 5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;
c) Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong: Được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2.
2. Trường hợp người dự thi tuyển hoặc dự xét tuyển thuộc nhiều diện ưu tiên quy định tại khoản 1 Điều này thì chỉ được cộng điểm ưu tiên cao nhất vào kết quả điểm vòng 2.
Như vậy, các đối tượng ưu tiên theo quy định trên được cộng điểm ưu tiên vào kết quả điểm của vòng thi thứ hai. Nếu người dự thi tuyển viên chức thuộc nhiều diện ưu tiên như trên thì không được cộng điểm của tất cả các trường hợp mà chỉ được cộng điểm ưu tiên cao nhất vào kết quả điểm thi vòng hai.
Do đó, tuỳ vào từng đối tượng khác nhau, người dự thi sẽ được cộng điểm ưu tiên với đối tượng ưu tiên cao nhất theo quy định nêu trên.
Ngoài ra, theo quy định khoản 4 Điều 2 Nghị định 161/2018/NĐ-CP (có hiệu lực từ 15/01/2019) sửa đổi Điều 10 Nghị định 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức (có hiệu lực từ 01/06/2012 đến 29/09/2020) quy định như sau:
Sửa đổi, bổ sung Điều 10 như sau:
“Điều 10. Xác định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức
...
3. Đối tượng và điểm ưu tiên trong tuyển dụng viên chức:
a) Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B: được cộng 7,5 điểm vào kết quả điểm thi tại vòng 2;
b) Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của thương binh loại B, con của người hoạt động cách mạng trước tổng khởi nghĩa (từ ngày 19 tháng 8 năm 1945 trở về trước), con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: được cộng 5 điểm vào kết quả điểm thi tại vòng 2;
c) Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ phục vụ có thời hạn trong lực lượng công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ: được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm thi tại vòng 2.
...
So với đối tượng ưu tiên được quy định tại Điều 10 Nghị định 29/2012/NĐ-CP, Nghị định 161/2018/NĐ-CP đã bổ sung thêm các đối tượng được xét ưu tiên bao gồm thương binh loại B, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, con bệnh binh, con của thương binh loại B, con của người hoạt động cách mạng trước tổng khởi nghĩa (từ ngày 19 tháng 8 năm 1945 trở về trước), con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động, người hoàn thành nghĩa vụ phục vụ có thời hạn trong lực lượng công an nhân dân.
Trước đó, theo quy định tại Điều 7 Nghị định 116/2003/NĐ-CP (có hiệu lực từ 29/10/2003 đến 01/06/2012) về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước được sửa đổi tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 121/2006/NĐ-CP như sau:
Ưu tiên trong tuyển dụng
Ưu tiên trong tuyển dụng các trường hợp sau đây:
1. Người dân tộc thiểu số, người tình nguyện phục vụ ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; anh hùng lực lượng vũ trang; anh hùng lao động; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hoạt động cách mạng trước tổng khởi nghĩa (từ ngày 19 tháng 8 năm 1945 trở về trước); con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học; con anh hùng lực lượng vũ trang, con anh hùng lao động.
2. Những người có học vị tiến sĩ đúng chuyên ngành đào tạo, phù hợp với nhu cầu tuyển dụng;
3. Những người có học vị thạc sĩ đúng chuyên ngành đào tạo, phù hợp với nhu cầu tuyển dụng; những người tốt nghiệp loại giỏi và xuất sắc ở các bậc đào tạo chuyên môn phù hợp với nhu cầu tuyển dụng; người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự; đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện phục vụ nông thôn, miền núi từ hai năm trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ; cán bộ, công chức cấp xã có thời gian làm việc liên tục tại cơ quan, tổ chức cấp xã từ ba năm trở lên.
Như vậy, Nghị định 115/2020/NĐ-CP hiện nay quy định thêm đối tượng được ưu tiên trong tuyển dụng viên chức.
Về ưu tiên trong tuyển dụng viên chức, Nghị định 115/2020/NĐ-CP kế thừa hầu hết các quy định trước đây tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 161/2018/NĐ-CP ngoại trừ việc bổ sung thêm trường hợp được cộng điểm ưu tiên trong thi tuyển là học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã…
Đồng thời, Nghị định này cũng loại bỏ khỏi danh sách ưu tiên 02 đối tượng là con của người hoạt động Cách mạng trước tổng khởi nghĩa từ ngày 19/8/1945 và đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ.
Tuyển dụng viên chức dựa trên những căn cứ nào?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, tuyển dụng viên chức được căn cứ như sau:
- Việc tuyển dụng viên chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức xây dựng kế hoạch tuyển dụng, báo cáo cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức phê duyệt hoặc quyết định theo thẩm quyền để làm căn cứ tuyển dụng trước mỗi kỳ tuyển dụng. Nội dung kế hoạch tuyển dụng bao gồm:
+ Số lượng người làm việc được giao và số lượng người làm việc chưa sử dụng của đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng viên chức;
+ Số lượng viên chức cần tuyển ở từng vị trí việc làm;
+ Số lượng vị trí việc làm cần tuyển đối với người dân tộc thiểu số (nếu có), trong đó xác định rõ chỉ tiêu, cơ cấu dân tộc cần tuyển;
+ Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự tuyển ở từng vị trí việc làm;
+ Hình thức và nội dung thi tuyển hoặc xét tuyển;
+ Các nội dung khác (nếu có).
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?