Vì sao lịch năm 2024 và 1996 lại giống nhau? NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương vào dịp lễ, tết nào trong năm 2024?
Vì sao lịch năm 2024 và 1996 lại giống nhau một cách kỳ lạ?
Lịch năm 2024 và 1996 trùng khớp nhau hoàn toàn từ về thứ, ngày, tháng. Chẳng hạn, ngày 1/1 năm 1996 và ngày 1/1 năm 2024 đều là thứ Hai. Ngày 4/1 của hai năm này đều trúng vào thứ Năm.
Thật ra, đây không phải là một “hiện tượng kỳ lạ” mà nó sẽ diễn ra theo quy luật, tức là hiện tượng này lặp lại theo chu kỳ chứ không chỉ có trong năm nay.
Để giải thích điều này thì đầu tiên, một năm Dương lịch được tính dựa vào chu kỳ chuyển động của Trái đất xung quanh Mặt trời, chu kỳ này xấp xỉ 365 ngày 6 giờ.
Để tiện tính toán, người ta tính chẵn 365 ngày là 01 năm Dương lịch.
Và vì 365 ngày không thể chia hết cho 12 tháng nên người ta mới chia thành các tháng đủ với 31 ngày và tháng thiếu với 30 ngày (riêng tháng 02 cũng là tháng thiếu nhưng chỉ có 28 ngày), cộng 12 tháng lại là vừa đủ 365 ngày cho một năm bình thường.
Với khoảng 6 giờ còn dư mỗi năm thì trong 04 năm sẽ cộng lại thành một ngày nhuận và ngày này sẽ được cộng vào tháng 02 (tức là ngày 29/02), điều này làm cho năm có ngày 29/02 được gọi là năm nhuận với tổng cộng 366 ngày.
Còn về hiện tượng giống nhau y hệt giữa 02 năm thì lúc sinh thời, nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải (1934 - 2016) đã từng giải thích như sau
Lịch Dương của 02 năm có thể trùng khớp do chu kỳ tuần hoàn của số tuần lễ, số tháng trong năm là cố định (7 ngày/tuần, 12 tháng/năm).
Số ngày trong từng tháng có khác nhau (tháng 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12 có 31 ngày, các tháng còn lại thì ít hơn).
Cứ mỗi 04 năm lại có ngày 29/02 để bù năm nhuận, nên khi lặp vòng sẽ có sự trùng lặp thuần túy toán học.
Theo quy luật, cứ sau 28 năm, lịch Dương sẽ trùng nhau một lần.
Do đó, không chỉ lịch năm 2024 trùng với năm 1996, mà lịch Dương năm 2023 cũng trùng với năm 1995
Tương tự, lịch Dương năm 2025 sẽ trùng với năm 1997 và các năm khác cũng sẽ theo quy luật tịnh tiến như vậy
Nói chung đây hoàn toàn là sự ngẫu nhiên do quy ước về lịch của con người chứ không phải sự trùng hợp “kỳ lạ” nào cả. Lưu ý là sự giống nhau giữa năm 2024 và năm 1996 chỉ xảy ra với lịch Dương, còn lịch Âm giữa hai năm này là hoàn toàn khác nhau.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.
Vì sao lịch năm 2024 và 1996 lại giống nhau một cách kỳ lạ? NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương vào dịp lễ, tết nào trong năm 2024?
Người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương vào dịp lễ, tết nào trong năm 2024?
Tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo quy định trên, người lao động sẽ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương 06 dịp lễ, tết trong năm 2024 là:
- Tết Dương lịch;
- Tết Âm lịch;
- Ngày Chiến thắng;
- Ngày Quốc tế lao động;
- Quốc khánh;
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
Làm thêm giờ vào ngày lễ thì người lao động được nhận lương là bao nhiêu?
Tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, theo quy định trên, lương làm thêm giờ vào ngày lễ của người lao động là:
- Làm việc vào ban ngày: Nhận ít nhất 400% lương.
- Làm việc vào ban đêm: Nhận ít nhất 490% lương.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Nghị quyết 18: Hướng dẫn thực hiện cải cách tiền lương cán bộ công chức viên chức và người lao động tại đơn vị sự nghiệp y tế cần trích nguồn thu để lại để tạo nguồn, vậy tỷ lệ trích nguồn thu như thế nào?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?