VĐV đạt huy chương tại thế vận hội dành cho người khuyết tật được nhận tiền thưởng cao nhất là bao nhiêu?
Mức tiền thưởng khi giành được huy chương tại thế vận hội dành cho người khuyết tật là bao nhiêu?
Theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 152/2018/NĐ-CP, mức tiền thưởng đối với vận động viên lập thành tích tại các đại học, giải thi đấu thể thao quốc tế như sau:
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT | Tên cuộc thi | HCV | HCB | HCĐ | Phá kỷ lục |
I | Đại hội thể thao | ||||
1 | Paralympic | 220 | 140 | 85 | + 85 |
2 | Paralympic trẻ | 45 | 30 | 20 | + 20 |
3 | Đại hội thể thao người khuyết tật châu Á (ASIAN PARA Games) | 80 | 50 | 30 | +30 |
4 | Đại hội thể thao người khuyết tật Đông Nam Á | 25 | 15 | 10 | +10 |
Như vậy, vận động viên đạt huy chương tại Thế vận hội Người khuyết tật được nhận:
(1) Đối với Paralympic
- Huy chương vàng: 220 triệu đồng (mức thưởng cao nhất)
- Huy chương bạc: 140 triệu đồng.
- Huy chương đồng: 85 triệu đồng.
Phá kỷ lục: Đối với mỗi vận động viên phá kỷ lục thì ngoài mức tiền thưởng ứng với từng huy chương vừa nêu thì vận động viên sẽ nhận được thêm 85 triệu đồng nữa.
(2) Đối với Paralympic trẻ
- Huy chương vàng: 45 triệu đồng (mức thưởng cao nhất).
- Huy chương bạc: 30 triệu đồng.
- Huy chương đồng: 20 triệu đồng.
Phá kỷ lục: Đối với mỗi vận động viên phá kỷ lục thì ngoài mức tiền thưởng ứng với từng huy chương vừa nêu thì vận động viên sẽ nhận được thêm 20 triệu đồng nữa.
VĐV đạt huy chương tại thế vận hội dành cho người khuyết tật được nhận tiền thưởng cao nhất là bao nhiêu?
Kinh phí chi trả tiền thưởng cho vận động viên đạt huy chương tại Thế vận hội dành cho người khuyết tật lấy từ đâu?
Tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 152/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
Kinh phí thực hiện
1. Kinh phí chi trả cho các chế độ quy định tại Nghị định này được bố trí trong dự toán ngân sách thể dục, thể thao hàng năm theo chế độ hiện hành của Nhà nước về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước:
a) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chi trả tiền lương, tiền hỗ trợ, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm khi tập huấn, thi đấu ở nước ngoài, chi phí khám, chữa bệnh, tai nạn, tiền trợ cấp và tiền bồi thường theo quy định cho huấn luyện viên, vận động viên đội tuyển, đội tuyển trẻ quốc gia; chi tiền thưởng cho huấn luyện viên, vận động viên đội tuyển, đội tuyển trẻ quốc gia đạt thành tích thi đấu tại các đại hội, giải thi đấu thể thao quốc tế;
b) Các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chi trả tiền lương, tiền hỗ trợ, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm khi tập huấn, thi đấu ở nước ngoài, chi phí khám, chữa bệnh, tai nạn, tiền trợ cấp và tiền bồi thường theo quy định cho huấn luyện viên, vận động viên thuộc bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý; chi tiền thưởng cho huấn luyện viên, vận động viên đạt thành tích tại các giải thi đấu thể thao quốc gia và các giải thi đấu thể thao của bộ, ngành, tỉnh thành phố trực thuộc trung ương.
...
Như vậy, kinh phí chi trả tiền thưởng cho các vận động viên đạt huy chương tại thế vận hội dành cho người khuyết tật lấy từ dự toán ngân sách thể dục, thể thao hàng năm.
Thế vận hội dành cho người khuyết tật là gì? Được tổ chức tại đâu?
Thế vận hội dành cho người khuyết tật, hay còn gọi là Paralympic Games, là một sự kiện thể thao quốc tế dành cho các vận động viên có khuyết tật. Được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1960 tại Rome, Paralympic Games đã trở thành một trong những sự kiện thể thao lớn nhất thế giới.
Các vận động viên tham gia có thể có các dạng khuyết tật khác nhau như thiểu năng, khuyết chi, mù lòa, và bại não. Thế vận hội này không chỉ là nơi để các vận động viên thể hiện tài năng và sức mạnh, mà còn là biểu tượng của sự hòa nhập và bình đẳng.
Paralympic Games giúp nâng cao nhận thức về khả năng và tiềm năng của người khuyết tật, đồng thời thúc đẩy sự tôn trọng và công nhận từ cộng đồng. Đây là một sân chơi nơi ý chí, lòng kiên trì và tinh thần thể thao được tôn vinh.
Lưu ý: Thông tin trên mang tính chất tham khảo
Tại Mục 8 Nội dung ban hành kèm theo Quyết định 192/QĐ-BVHTTDL năm 2024 quy định như sau:
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương tại Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến toàn quốc nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” về tiếp tục kế thừa, phát huy truyền thống yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, ra sức thi đua thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra
...
8. Nâng cao hiệu quả, đổi mới mô hình hoạt động, cách thức quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về thể dục, thể thao, phát triển thể thao chuyên nghiệp toàn diện, bền vững. Tiếp tục đẩy mạnh Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; Chương trình Bơi an toàn phòng, chống tai nạn đuối nước trẻ em và Đề án tổng thể Phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030. Chuẩn bị lực lượng tham dự Đại hội Thể thao trong nhà và Võ thuật lần thứ 6 (AIMAG6) tại Thái Lan; Thế vận hội Olympic lần thứ 33 và Thế vận hội Người khuyết tật Paralympic lần thứ 17 tại Pháp.
Như vậy, Thế vận hội Người khuyết tật Paralympic năm 2024 được tổ chức lần thứ 17 tại Pháp.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- 26 Tết Âm lịch 2025 là ngày bao nhiêu dương lịch? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 kéo dài bao lâu đối với CBCCVC và người lao động?
- Mùng 1 Tết Âm lịch 2025 (Tết Ất Tỵ) là ngày nào? Người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Ất Tỵ 2025 đúng không?
- Chính thức bãi bỏ mức lương cơ sở 2.34 triệu/tháng của toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang sau thời gian nào?
- Chốt lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động và cán bộ công chức viên chức thuộc thẩm quyền Thủ tướng đúng không và được nghỉ mấy ngày?