Vật liệu cách điện của cuộn dây động cơ điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò phải đáp ứng yêu cầu gì?
- Các phép kiểm tra thử nghiệm động cơ điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò phải được thực hiện trong điều kiện nào?
- Vật liệu cách điện của cuộn dây động cơ điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò phải đáp ứng yêu cầu gì?
- Mạch điều khiển an toàn tia lửa của động cơ điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò phải đáp ứng yêu cầu gì?
Các phép kiểm tra thử nghiệm động cơ điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò phải được thực hiện trong điều kiện nào?
Tại tiểu mục 8.1 Mục 8 QCVN 22:2023/BCT có quy định như sau:
8. Yêu cầu và phương pháp kiểm tra thử nghiệm
8.1. Yêu cầu chung
Các phép kiểm tra, thử nghiệm phải được thực hiện trong điều kiện:
8.1.1. Nhiệt độ môi trường từ -20 °C đến +40 °C;
8.1.2. Giá trị độ ẩm tương đối đến (98 ± 2) % ở nhiệt độ 35 °C;
8.1.3. Hàm lượng ôxy là 21 % về thể tích;
8.1.4. Không có khí cháy, khí độc hại và hơi ăn mòn.
8.1.5. Phương tiện dụng cụ để kiểm tra, thử nghiệm phải đảm bảo hoạt động chính xác, tin cậy và được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật về đo lường.
8.2. Kiểm tra, thử nghiệm các kết cấu phòng nổ
8.2.1. Vỏ động cơ điện phòng nổ có dạng bảo vệ không xuyên nổ “d”
...
Theo đó, các phép kiểm tra thử nghiệm động cơ điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò phải được thực hiện trong những điều kiện sau:
- Nhiệt độ môi trường từ -20 °C đến +40 °C;
- Giá trị độ ẩm tương đối đến (98 ± 2) % ở nhiệt độ 35 °C;
- Hàm lượng ôxy là 21 % về thể tích;
- Không có khí cháy, khí độc hại và hơi ăn mòn.
- Phương tiện dụng cụ để kiểm tra, thử nghiệm phải đảm bảo hoạt động chính xác, tin cậy và được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật về đo lường.
Vật liệu cách điện của cuộn dây động cơ điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò phải đáp ứng yêu cầu gì? (Hình từ Internet)
Vật liệu cách điện của cuộn dây động cơ điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò phải đáp ứng yêu cầu gì?
Tại tiểu mục 7.3.5.1 Mục 7 QCVN 22:2023/BCT có quy định như sau:
7.3. Yêu cầu đối với các đặc tính điện của động cơ điện phòng nổ
...
7.3.2.2. Mức chịu cách điện của các cảm biến bảo vệ
Các cảm biến bảo vệ của mạch an toàn tia lửa phải đáp ứng các quy định tại khoản 6.3.13 Điều 6 IEC 60079-11:2023 “Cách điện giữa mạch an toàn tia lửa và mạch không an toàn tia lửa phải có khả năng chịu được điện áp thử nghiệm là 2U + 1000 V, với tối thiểu là 1500 V, trong đó U là tổng của các giá trị điện áp của mạch an toàn tia lửa và mạch không an toàn tia lửa”.
7.3.3. Cuộn dây động cơ điện phòng nổ
7.3.3.1. Cuộn dây của động cơ điện phòng nổ phải chịu được dòng điện bằng 1.5 lần dòng điện danh định trong thời gian không dưới 2 phút.
7.3.3.2. Điện trở một chiều (DC) giữa các cuộn dây của động cơ điện phòng nổ không được chênh lệch quá 2%.
7.3.4. Cảm biến bảo vệ nhiệt của động cơ điện phòng nổ có lắp các bảo vệ quá nhiệt thì các cảm biến nhiệt độ phải được lắp trực tiếp trên các cuộn dây pha hoặc trên lõi thép của stator, tiếp xúc với vòng ngoài của ổ bị đỡ, số lượng của các cảm biến nhiệt độ tùy thuộc vào loại động cơ điện phòng nổ cụ thể.
7.3.5. Nhiệt độ cách điện của động cơ điện phòng nổ
7.3.5.1. Vật liệu cách điện của cuộn dây động cơ điện phòng nổ phải có cấp cách điện từ Cấp B trở lên.
...
Theo đó, vật liệu cách điện của cuộn dây động cơ điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò phải có cấp cách điện từ Cấp B trở lên.
Mạch điều khiển an toàn tia lửa của động cơ điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò phải đáp ứng yêu cầu gì?
Tại tiểu mục 5.5.3.3 Mục 7 QCVN 22:2023/BCT có quy định như sau:
5.5. Yêu cầu về kết cấu chung
5.5.1. Yêu cầu về bộ phận nối đất
5.5.1.1. Các yêu cầu về nối đất của động cơ điện phòng nổ phải tuân thủ theo các yêu cầu tại khoản 20 Điều 102 QCVN 01:2011/BCT và Điều 15 TCVN 10888-0:2015 (IEC 60079-0:2011).
5.5.1.2. Trong hộp đấu cáp phải có cọc để bắt chặt dây nối đất; cọc nối đất phải được bố trí đảm bảo khe hở và khoảng cách rò điện với cọc đấu dây pha theo quy định tại Bảng 5 của Quy chuẩn kỹ thuật này; các cổ cáp phải có cơ cấu để bắt chặt dây nối đất.
5.5.1.3. Trên vỏ hoặc chân đế của động cơ điện phòng nổ phải có cơ cấu để bắt chặt dây nối đất.
5.5.2. Tất cả các nắp mở chậm phải được bắt chặt bằng bulông và có dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm “Cấm mở khi có điện”.
5.5.3. Các cọc đấu dây trong hộp đấu cáp:
5.5.3.1. Phải thể hiện dấu hiệu về chỉ thị pha được nhìn thấy rõ ràng cạnh các cọc đấu.
5.5.3.2. Phải có chi tiết hoặc cơ cấu chống tự nới lỏng
5.5.3.3. Mạch điều khiển an toàn tia lửa (nếu có) phải được cách ly an toàn với các cọc đấu dây pha bằng hộp đấu cáp riêng biệt hoặc có các vách ngăn bảo vệ nếu đặt cùng trong hộp đấu cáp chung.
...
Theo đó, mạch điều khiển an toàn tia lửa của động cơ điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò (nếu có) phải được cách ly an toàn với các cọc đấu dây pha bằng hộp đấu cáp riêng biệt hoặc có các vách ngăn bảo vệ nếu đặt cùng trong hộp đấu cáp chung.
Lưu ý: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 22:2023/BCT có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?