Văn hóa doanh nghiệp là gì? Mẫu quy chế văn hóa doanh nghiệp? Ngày Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam là ngày mấy?
Văn hóa doanh nghiệp là gì? Mẫu quy chế văn hóa doanh nghiệp?
Văn hóa doanh nghiệp là tập hợp các giá trị, niềm tin, thói quen và cách ứng xử được chia sẻ bởi tất cả thành viên trong một tổ chức. Nó giống như "tính cách" hay "DNA" của doanh nghiệp, thể hiện qua:
(1) Giá trị cốt lõi:
Tầm nhìn và sứ mệnh của công ty
Các nguyên tắc đạo đức và chuẩn mực ứng xử
Những điều công ty coi trọng và hướng đến
(2) Hành vi và thói quen:
Cách nhân viên giao tiếp với nhau
Phong cách làm việc và ra quyết định
Cách đối xử với khách hàng và đối tác
(3) Biểu hiện bên ngoài:
Môi trường làm việc
Trang phục công sở
Ngôn ngữ và cách xưng hô
(4) Chính sách và quy trình:
Quy trình tuyển dụng và đào tạo
Chế độ đãi ngộ và khen thưởng
Cách đánh giá hiệu suất
Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản pháp luật liên quan không có quy định cụ thể về Mẫu quy chế văn hóa doanh nghiệp:
Có thể tham khảo Mẫu quy chế văn hóa doanh nghiệp dưới đây:
Tải Mẫu quy chế văn hóa doanh nghiệp: Tại đây
Lưu ý: Mẫu quy chế văn hóa doanh nghiệp chỉ mang tính chất tham khảo
Văn hóa doanh nghiệp là gì? Mẫu quy chế văn hóa doanh nghiệp? Ngày Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam là ngày mấy? (Hình từ Internet)
Ngày Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam là ngày mấy? Mục đích tổ chức Ngày Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam?
Tại Quyết định 1846/QĐ-TTg năm 2016 có quy định như sau:
Điều 1. Lấy ngày 10 tháng 11 hằng năm là Ngày Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam.
Điều 2. Ngày Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam được tổ chức hằng năm nhằm:
1. Khẳng định vai trò, vị trí và tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp.
2. Tuyên truyền, phổ biến và nâng cao nhận thức về văn hóa doanh nghiệp, thúc đẩy việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và trong toàn xã hội.
3. Tôn vinh các doanh nhân, doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp.
4. Góp phần tạo môi trường kinh doanh với tinh thần thượng tôn pháp luật, đề cao đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội và cạnh tranh lành mạnh, đóng góp cho sự phát triển bền vững đất nước và hội nhập quốc tế.
Theo đó, lấy ngày 10/11 hằng năm là Ngày Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam.
Ngày Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam được tổ chức hằng năm nhằm:
- Khẳng định vai trò, vị trí và tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp.
- Tuyên truyền, phổ biến và nâng cao nhận thức về văn hóa doanh nghiệp, thúc đẩy việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và trong toàn xã hội.
- Tôn vinh các doanh nhân, doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp.
- Góp phần tạo môi trường kinh doanh với tinh thần thượng tôn pháp luật, đề cao đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội và cạnh tranh lành mạnh, đóng góp cho sự phát triển bền vững đất nước và hội nhập quốc tế.
Quyền và nghĩa vụ của người lao động trong doanh nghiệp được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về quyền và nghĩa vụ của người lao động như sau:
(1) Người lao động có các quyền sau đây:
- Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
- Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
- Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
- Đình công;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
(2) Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:
- Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;
- Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;
- Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- 26 Tết Âm lịch 2025 là ngày bao nhiêu dương lịch? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 kéo dài bao lâu đối với CBCCVC và người lao động?
- Mùng 1 Tết Âm lịch 2025 (Tết Ất Tỵ) là ngày nào? Người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Ất Tỵ 2025 đúng không?
- Chính thức bãi bỏ mức lương cơ sở 2.34 triệu/tháng của toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang sau thời gian nào?
- Chốt lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động và cán bộ công chức viên chức thuộc thẩm quyền Thủ tướng đúng không và được nghỉ mấy ngày?