Tỷ lệ nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc của viên chức là bao nhiêu?
Tỷ lệ nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc là bao nhiêu?
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Thông tư 08/2013/TT-BNV có quy định như sau:
Chế độ nâng bậc lương trước thời hạn
1. Chế độ nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ:
a) Điều kiện và chế độ được hưởng:
Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này đạt đủ 02 tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư này và lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền quyết định công nhận bằng văn bản, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh và tính đến ngày 31 tháng 12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn còn thiếu từ 12 tháng trở xuống để được nâng bậc lương thường xuyên thì được xét nâng một bậc lương trước thời hạn tối đa là 12 tháng so với thời gian quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Thông tư này.
b) Tỷ lệ nâng bậc lương trước thời hạn:
Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động (trừ các đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều này) được nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ trong một năm không quá 10% tổng số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị. Danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị được xác định theo quyết định của cấp có thẩm quyền giao biên chế (đối với cán bộ, công chức) hoặc phê duyệt số lượng người làm việc (đối với viên chức và người lao động) tính đến ngày 31 tháng 12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn.
Theo đó, tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động (trừ các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 08/2013/TT-BNV) được nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ trong một năm không quá 10% tổng số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.
Tỷ lệ nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc của viên chức là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Khi có nhiều người có cùng cấp độ thành tích khen thưởng cao nhất như nhau thì xét nâng bậc lương trước thời hạn như thế nào?
Tại khoản 3 Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 2796/QĐ-BTC năm 2015 có quy định:
Nguyên tắc xét nâng bậc lương trước thời hạn
...
3. Trường hợp nhiều người cùng có cấp độ thành tích khen thưởng cao nhất như nhau, việc xét nâng bậc lương trước thời hạn theo thứ tự ưu tiên như sau:
a. Những người gần đến tuổi nghỉ hưu theo quy định, nếu không được xét lần này thì sẽ không còn cơ hội để được nâng bậc lương trước thời hạn lần sau (trừ trường hợp người đó sẽ được nâng bậc lương trước thời hạn để nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2, Điều 3, Thông tư số 08/2013/TT-BNV, ngày 31/7/2013 của Bộ Nội vụ).
b. Người có nhiều thành tích hơn (trong khoảng thời gian 6 năm hoặc 4 năm quy định tại Khoản 1 Điều 4 quy chế này);
c. Những người là thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh, người nhiễm chất độc hóa học, người khuyết tật;
d. Người không giữ chức vụ lãnh đạo;
đ. Người dân tộc thiểu số, cán bộ nữ;
e. Những người có năm công tác nhiều hơn hoặc chưa được nâng bậc lương trước thời hạn lần nào;
g. Những người có công trình nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến trong quá trình công tác được ứng dụng vào thực tế và mang lại hiệu quả rõ rệt;
h. Những người có diễn biến lương bất hợp lý (thiệt thòi).
Như vậy, trong trường hợp nhiều người cùng có cấp độ thành tích khen thưởng cao nhất như nhau, việc xét nâng bậc lương trước thời hạn theo thứ tự ưu tiên như sau:
- Những người gần đến tuổi nghỉ hưu theo quy định, nếu không được xét lần này thì sẽ không còn cơ hội để được nâng bậc lương trước thời hạn lần sau (trừ trường hợp người đó sẽ được nâng bậc lương trước thời hạn để nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 08/2013/TT-BNV).
- Người có nhiều thành tích hơn (trong khoảng thời gian 6 năm hoặc 4 năm quy định tại khoản 1 Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 2796/QĐ-BTC năm 2015);
- Những người là thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh, người nhiễm chất độc hóa học, người khuyết tật;
- Người không giữ chức vụ lãnh đạo;
- Người dân tộc thiểu số, cán bộ nữ;
- Những người có năm công tác nhiều hơn hoặc chưa được nâng bậc lương trước thời hạn lần nào;
- Những người có công trình nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến trong quá trình công tác được ứng dụng vào thực tế và mang lại hiệu quả rõ rệt;
- Những người có diễn biến lương bất hợp lý (thiệt thòi).
Thẩm quyền quyết định nâng bậc lương trước thời hạn thuộc về ai?
Tại Điều 6 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 2796/QĐ-BTC năm 2015 có quy định:
Thẩm quyền quyết định nâng bậc lương trước thời hạn
Thủ trưởng các đơn vị được phân cấp nâng bậc lương thường xuyên thì được quyết định nâng bậc lương trước thời hạn (kể cả nâng bậc lương trước thời hạn khi nghỉ hưu) theo đúng quy định của Nhà nước và Bộ Tài chính.
Như vậy, thẩm quyền quyết định nâng bậc lương trước thời hạn thuộc về thủ trưởng các đơn vị được phân cấp nâng bậc lương thường xuyên theo đúng quy định của Nhà nước và Bộ Tài chính.











- Sửa Nghị định 178 về nghỉ hưu trước tuổi: Chính thức mức hưởng lương hưu là 45% áp dụng cho đối tượng nào?
- Chốt mức lương mới của CBCCVC và LLVT sau khi bỏ lương cơ sở 2,34 triệu có đảm bảo cao hơn mức lương hiện hưởng hay không?
- Ban hành thêm tiêu chí đánh giá, giải quyết nghỉ hưu trước tuổi cho cán bộ công chức viên chức và người lao động thì tiêu chí phải đảm bảo phù hợp với yêu cầu gì tại Hướng dẫn 01?
- Xem diễu binh 30 4 nên đi bằng phương tiện gì theo khuyến cáo của Phòng cảnh sát giao thông thành phố Hồ Chí Minh? Đi làm vào ngày diễu binh 30 4 năm 2025 thì được trả lương như thế nào?
- Toàn bộ cán bộ công chức phải nghỉ thôi việc theo Nghị định 178 được sửa đổi bổ sung để chuyển đổi nghề nghiệp có mức ưu tiên thế nào tại Hướng dẫn 01?