Tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp bằng hình thức xét tuyển đối với trường hợp nào?
Tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp bằng hình thức xét tuyển đối với trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 14 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định như sau:
Tuyển chọn, tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp
1. Đối tượng tuyển chọn:
a) Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam trong trường hợp thay đổi tổ chức, biên chế mà chức vụ đang đảm nhiệm không còn nhu cầu bố trí sĩ quan;
b) Hạ sĩ quan, binh sĩ hết thời hạn phục vụ tại ngũ, đang phục vụ trong ngạch dự bị của quân đội;
c) Công nhân và viên chức quốc phòng.
2. Đối tượng tuyển dụng:
Công dân Việt Nam không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này, thường trú trên lãnh thổ Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên.
3. Điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn, tuyển dụng gồm:
a) Có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe, lý lịch rõ ràng và tự nguyện phục vụ quân đội;
b) Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp với chức danh của quân nhân chuyên nghiệp.
4. Hình thức tuyển chọn, tuyển dụng là xét tuyển hoặc thi tuyển. Trường hợp tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại giỏi, xuất sắc hoặc có trình độ kỹ thuật nghiệp vụ bậc cao thì được tuyển chọn, tuyển dụng thông qua xét tuyển.
Như vậy, sẽ có 2 hình thức tuyển dụng là xét tuyển và thi tuyển. Tuy nhiên, tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp bằng hình thức xét tuyển đối với trường hợp tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại giỏi, xuất sắc hoặc có trình độ kỹ thuật nghiệp vụ bậc cao.
Lưu ý: Người được tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp phải thuộc đối tượng được tuyển dụng và đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn tuyển dụng.
Tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp bằng hình thức xét tuyển đối với trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Có thể xếp loại quân nhân chuyên nghiệp vào những loại nào?
Căn cứ theo Điều 15 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định như sau:
Xếp loại, nâng loại, chuyển vị trí chức danh quân nhân chuyên nghiệp
1. Quân nhân chuyên nghiệp có trình độ đào tạo chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp với tiêu chuẩn chức danh đảm nhiệm, được xếp loại như sau:
a) Loại cao cấp nhóm I gồm quân nhân chuyên nghiệp có bằng tốt nghiệp đại học trở lên; loại cao cấp nhóm II gồm quân nhân chuyên nghiệp có bằng tốt nghiệp cao đẳng;
b) Loại trung cấp gồm quân nhân chuyên nghiệp có bằng tốt nghiệp trung cấp;
c) Loại sơ cấp gồm quân nhân chuyên nghiệp có chứng chỉ sơ cấp.
2. Quân nhân chuyên nghiệp được xét nâng loại khi hoàn thành tốt hoặc xuất sắc chức trách, nhiệm vụ được giao; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có văn bằng phù hợp do quân đội cử đi đào tạo và có năng lực đảm nhiệm chức danh tương ứng với loại quân nhân chuyên nghiệp cao hơn trong cùng ngành chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ.
3. Khi quân đội có nhu cầu, quân nhân chuyên nghiệp có thể được xét chuyển vị trí chức danh mới nếu có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của vị trí chức danh đó.
Như vậy, có thể xếp loại quân nhân chuyên nghiệp vào 03 loại sau:
- Loại cao cấp, gồm: Loại cao cấp nhóm I và loại cao cấp nhóm II;
- Loại trung cấp;
- Loại sơ cấp.
Trình tự, thủ tục nâng loại đối với quân nhân chuyên nghiệp thuộc thẩm quyền của ai?
Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 170/2016/TT-BQP được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 12/2021/TT-BQP quy định như sau:
Trình tự, thủ tục nâng lương, nâng loại, chuyển nhóm, thăng hạng, kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
1. Trình tự, thủ tục thuộc thẩm quyền của người chỉ huy đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng:
a) Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng đến thời hạn nâng lương hoặc đủ điều kiện, tiêu chuẩn nâng loại, chuyển nhóm quân nhân chuyên nghiệp; nâng loại, chuyển nhóm công nhân quốc phòng; thăng hạng viên chức quốc phòng; quân nhân chuyên nghiệp có nguyện vọng kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ báo cáo trực tiếp người chỉ huy đơn vị cấp đại đội, tiểu đoàn và tương đương;
...
3. Quyết định của cấp thẩm quyền nâng lương, nâng loại, chuyển nhóm, thăng cấp bậc quân hàm, kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ quân nhân chuyên nghiệp; nâng lương, nâng loại, chuyển nhóm công nhân quốc phòng; nâng lương, thăng hạng viên chức quốc phòng có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Sau khi nhận được quyết định, chậm nhất 15 ngày làm việc, chỉ huy các cấp (cấp trung đoàn, tiểu đoàn độc lập và tương đương) phải tổ chức công bố và trao quyết định cho quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng. Trường hợp đặc biệt do người chỉ huy cấp trung đoàn và tương đương xem xét, quyết định.
Như vậy, trình tự, thủ tục nâng loại đối với quân nhân chuyên nghiệp thuộc thẩm quyền của người chỉ huy đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Lưu ý: Quyết định nâng loại của cấp thẩm quyền có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?