Tư tưởng Hồ Chí Minh là gì? Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh trong chương trong trình bồi dưỡng cán bộ, đảng viên về đạo đức cách mạng là gì?

Tư tưởng Hồ Chí Minh là gì? Trong trình bồi dưỡng cán bộ, đảng viên tại Hướng dẫn 41 Ban Tuyên giáo Trung ương thì nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức mới, đạo đức cách mạng là gì?

Tư tưởng Hồ Chí Minh là gì?

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Đây là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Nội dung cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm:

- Mục tiêu xây dựng đất nước: Hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.

- Con đường cách mạng: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

- Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam: Lãnh đạo cách mạng và quản lý nhà nước.

- Lực lượng cách mạng: Toàn thể nhân dân Việt Nam yêu nước.

- Kết hợp sức mạnh dân tộc và thời đại: Trên cơ sở quan hệ quốc tế hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển.

Tư tưởng này đã trở thành kim chỉ nam cho mọi hành động và thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Thông tin mang tính chất tham khảo.

Tư tưởng hồ chí minh là gì? Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh trong chương trong trình bồi dưỡng cán bộ, đảng viên về đạo đức cách mạng là gì?

Tư tưởng Hồ Chí Minh là gì? Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh trong chương trong trình bồi dưỡng cán bộ, đảng viên về đạo đức cách mạng là gì? (Hình từ Internet)

Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh trong chương trong trình bồi dưỡng cán bộ, đảng viên về đạo đức cách mạng là gì?

Theo Hướng dẫn 41-HD/BTGTW năm 2017 thì nội dung, quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức mới, đạo đức cách mạng trong chương trong trình bồi dưỡng cán bộ, đảng viên như sau:

Về vai trò của đạo đức

- Đạo đức là gốc, là nền tảng của con người

- Đạo đức phải được thể hiện đầy đủ trong các mối quan hệ: quan hệ với mình, với người, với việc

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức mới, đạo đức cách mạng

- Trung với nước, hiếu với dân:

Tư tưởng trung với nước, hiếu với dân của Hồ Chí Minh không những kế thừa giá trị của chủ nghĩa yêu nước truyền thống của dân tộc, mà vượt qua những hạn chế của truyền thống đó. Trung với nước là trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, là trung thành với quyền lợi và lợi ích của nhân dân.

Trung với nước, hiếu với dân phải xuyên suốt trong toàn bộ cuộc sống, trở thành bổn phận của mỗi người, đặc biệt là cán bộ, đảng viên.

- Yêu thương con người, sống có nghĩa tình:

Tình yêu thương đó là tình cảm rộng lớn, trước hết dành cho những người cùng khổ, những người lao động bị áp bức, bóc lột.

Tình yêu thương con người được thể hiện trong mối quan hệ bạn bè, đồng chí, với tất cả mọi người trong quan hệ hàng ngày.

Tình yêu thương con người, theo Hồ Chí Minh, còn được thể hiện đối với những người có sai lầm, khuyết điểm, nhưng đã nhận rõ khuyết điểm, sai lầm và cố gắng sửa chữa; với những người lầm đường, lạc lối đã hối cải; đối với những kẻ thù đã bị thương, bị bắt hoặc đầu hàng.

- Cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư.

Đây là phẩm chất đạo đức gắn liền với hoạt động hàng ngày của mọi người, liên quan đến trách nhiệm tự rèn luyện của mỗi cá nhân trong quan hệ với "tự mình".

Cần kiệm, liêm chính và chí công, vô tư có quan hệ mật thiết với nhau, cần kiệm, liêm chính sẽ dẫn đến chí công, vô tư. Ngược lại, đã chí công, vô tư, một lòng vì nước, vì dân, vì Đảng, thì nhất định sẽ thực hiện được cần kiệm, liêm chính, và có được nhiều tính tốt khác. "Mình đã chí công, vô tư thì khuyết điểm ngày càng ít, mà những tính tốt như sau ngày càng thêm.

- Tinh thần quốc tế trong sáng:

Theo Hồ Chí Minh, tinh thần quốc tế trong sáng bắt nguồn từ chủ nghĩa yêu nước chân chính, yêu quý độc lập, tự do của dân tộc mình và tôn trọng độc lập, tự do của dân tộc khác. Chủ nghĩa quốc tế vô sản trong sáng gắn liền với chủ nghĩa dân tộc chân chính, bao gồm chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về những nguyên tắc xây dựng và thực hành đạo đức

03 nguyên tắc cơ bản, định hướng cho sự lãnh đạo của Đảng, cũng như cho việc rèn luyện của mỗi người theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

- Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức.

- Xây đi đôi với chống.

- Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.

Quản lý cán bộ công chức thực hiện theo nguyên tắc nào?

Theo Điều 5 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định thì thực hiện việc quản lý cán bộ công chức thực hiện 05 theo nguyên tắc gồm:

- Bảo đảm được sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự quản lý của Nhà nước.

- Kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế.

- Thực hiện các nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ trách nhiệm cá nhân và phân công, phân cấp rõ ràng.

- Việc sử dụng, đánh giá, phân loại cán bộ công chức dựa trên phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực thi hành công vụ.

- Ngoài ra còn thực hiện bình đẳng giới.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào