Từ 1/9/2024, bắt buộc toàn bộ NLĐ phải nhận lương hưu qua tài khoản đúng không?
Người lao động có thể nhận lương hưu thông qua hình thức nào?
Theo quy định tại Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động có thể nhận lương hưu theo một trong 03 hình thức sau đây:
(1) Nhận trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền
Lương hưu tiền mặt được trả tại 02 địa điểm sau:
- Tại cơ quan bảo hiểm xã hội.
- Hệ thống bưu điện ký hợp đồng với cơ quan bảo hiểm xã hội để thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và quản lý người hưởng.
Tùy theo địa điểm mà mình đã đăng ký nhận lương hưu mà người lao động hoặc người được ủy quyền đến trực tiếp cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc bưu điện để nhận lương hưu.
(2) Nhận lương hưu qua tài khoản cá nhân của người lao động mở tại các ngân hàng
Với các thức chi trả này, cơ quan bảo hiểm xã hội chỉ chấp nhận tài khoản ngân hàng chính chủ của người được hưởng lương hưu. Hằng tháng, lương hưu sẽ được chuyển thẳng đến tài khoản mà người lao động đã đăng ký.
Trường hợp đăng ký số tài khoản do người khác đứng tên, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ không giải quyết chi trả lương hưu theo cách này.
Lúc này, căn cứ quy định tại khoản 1 Mục V Phần B Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021, trường hợp người hưởng lương hưu muốn nhận lương hưu qua tài khoản của người khác thì cần lập Giấy ủy quyền theo mẫu13-HSB ban hành kèm theo Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021.
=> Tải mẫu 13-HSB giấy ủy quyền: Tại đây
Khi đến kỳ chi trả người được ủy quyền nộp giấy ủy quyền và xuất trình Căn cước công dân hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh và ký nhận lương hưu trên danh sách chi trả. Người được ủy quyền có trách nhiệm báo giảm kịp thời khi người hưởng lương hưu từ trần hoặc tạm dừng hưởng lương hưu hàng tháng theo quy định, nếu thực hiện sai phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và hoàn trả về quỹ Bảo hiểm xã hội.
(3) Nhận lương hưu thông qua người sử dụng lao động
=> Xem chi tiết Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021: Tại đây
Lưu ý: Một số thủ tục tại file này này bị thay thế bởi Điều 2 Quyết định 1318/QĐ-BHXH năm 2023 và Thủ tục số 3 mục V Phần B tại File này bị thay thế bởi Điều 1, Điều 2 Quyết định 538/QĐ-BHXH năm 2023.
=> Xem Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 1318/QĐ-BHXH năm 2023: Tại đây
Từ 1/9/2024, bắt buộc toàn bộ NLĐ phải nhận lương hưu qua tài khoản đúng không?
Từ 1/9/2024, bắt buộc toàn bộ NLĐ phải nhận lương hưu qua tài khoản đúng không?
Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã ban hành Công văn 2534/BHXH-TCKT năm 2024 thông tin về việc thời gian qua, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tập trung đẩy mạnh phương thức chi trả qua tài khoản cá nhân tại ngân hàng để đảm bảo tốt quyền và lợi ích của người hưởng, bên cạnh các hình thức trả lương khác như chi tiền mặt trực tiếp; chi thông qua chủ sử dụng lao động; chi tại nhà nếu là người già yếu, bệnh tật.
Cụ thể, từ ngày 01/8/2024, cơ quan BHXH đã thực hiện trực tiếp chuyển tiền chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng qua tài khoản cá nhân cho người hưởng tại BHXH 43 tỉnh, thành phố.
Đồng thời thông báo, từ ngày 01/9/2024 sẽ thực hiện phương thức chuyển tiền qua tài khoản cá nhân tại 20 tỉnh còn lại.
Như đã phân tích ở Mục 1, có 03 hình thức nhận lương hưu đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, gồm:
- Thông qua tài khoản ngân hàng của người thụ hưởng
- Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền.
- Thông qua người sử dụng lao động.
Do đó, không phải là từ 1/9/2024, bắt buộc toàn bộ người hưởng lương hưu phải nhận lương hưu qua tài khoản, mà từ 1/9/2024 sẽ tiến hành triển khai thêm hình thức chi trả lương hưu qua tài khoản ngân hàng đối với 20 tỉnh, thành trước đây mới chỉ đang thực hiện chi trả lương trực tiếp từ cơ quan BHXH, qua người sử dụng.
Xem Danh sách 20 tỉnh thành sẽ bổ sung hình thức chi trả lương hưu qua tài khoản cá nhân cho người hưởng từ 1/9/2024: Tại đây
Như vậy, việc nhận lương hưu qua tài khoản là do người hưởng lương hưu tự nguyện lựa chọn chứ không bắt buộc.
Người lao động muốn thay đổi hình thức nhận lương hưu qua tài khoản thì phải làm sao?
Theo quy định tại điểm 2.2.1.b khoản 2 Điều 7 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 và khoản 2 Mục V Phần B Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021, khi người đang nhận lương hưu hằng tháng bằng tiền mặt muốn nhận lương hưu thông qua tài khoản ngân hàng thì gửi Thông báo thay đổi thông tin người hưởng theo mẫu 2-CBH ban hành theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 (được sửa đổi bởi điểm 1.2 khoản 1 Điều 2 Quyết định 686/QĐ-BHXH năm 2024), trong đó ghi rõ ghi rõ:
- Số tài khoản cá nhân (hoặc thẻ ATM)
- Ngân hàng nơi mở tài khoản.
Người nhận lương hưu có thể nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính của Bảo hiểm xã hội hoặc các điểm chi trả của bưu điện hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia để được giải quyết theo quy định.
Tải mẫu 2-CBH Thông báo thay đổi thông tin người hưởng: Tại đây
Lưu ý: Đơn vị lập mẫu 2-CBH là người hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Người hưởng điền đầy đủ: Họ tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân hoặc số định danh, thời điểm bắt đầu thay đổi, bổ sung, điền đầy đủ đối với thông tin có thay đổi, thông tin nào không bổ sung, sửa đổi thì gạch chéo.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?