Trường hợp nào phải bồi thường chi phí đào tạo khi nghỉ việc trước hạn?
Nghỉ việc trước hạn hợp đồng sao cho đúng luật?
Tại Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
Theo đó trừ những trường hợp không cần báo trước, người lao động có quyền nghỉ việc trước thời hạn hợp đồng nhưng phải thực hiện báo trước cho người sử dụng lao động với thời gian như sau:
- Làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn: ít nhất 45 ngày.
- Làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng: ít nhất 30 ngày.
- Làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng: ít nhất 03 ngày làm việc.
- Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Trường hợp nào phải bồi thường chi phí đào tạo khi nghỉ việc trước hạn? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào phải bồi thường chi phí đào tạo khi nghỉ việc trước hạn?
Để xác định người lao động có phải bồi thường chi phí đào tạo khi nghỉ việc trước hạn hay không cần xét trong các trường hợp sau đây:
Trường hợp 1: Nghỉ việc trước hạn trái luật
Tại Điều 40 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
1. Không được trợ cấp thôi việc.
2. Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
3. Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.
Theo đó, nếu người lao động nghỉ việc trước hạn trái luật thì sẽ phải bồi thường chi phí đào tạo theo cam kết đã thỏa thuận.
Trường hợp 2: Nghỉ việc trước hạn đúng luật
Pháp luật lao động hiện hành không có quy định về việc nghỉ việc trước hạn đúng luật thì có phải bồi thường hay không. Do vậy, để có cơ sở yêu cầu bồi thường chi phí đào tạo thì cần phải căn cứ vào cam kết mà các bên đã thỏa thuận về các trường hợp bồi thường chi phí đào tạo.
Theo đó, nếu trong cam kết giữa người lao động và công ty thỏa thuận trong mọi trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động đều phải bồi thường chi phí đào tạo, thì người lao động sẽ phải bồi thường chi phí đào tạo theo thỏa thuận đã cam kết.
Nếu trong cam kết không thỏa thuận về việc chấm dứt hợp đồng phải bồi thường chi phí đào tạo thì phía công ty hoàn toàn không có cơ sở để yêu cầu người lao động bồi thường chi phí đào tạo khi nghỉ việc trước hạn.
Chi phí đào tạo cho người lao động bao gồm những khoản nào?
Tại khoản 3 Điều 62 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề
...
3. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo.
Theo đó, chi phí đào tạo nghề bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về:
- Chi phí trả cho người dạy.
- Tài liệu học tập.
- Trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành.
- Các chi phí khác hỗ trợ cho người học.
- Tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học.
Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm:
- Chi phí đi lại trong thời gian đào tạo.
- Chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?