Trường hợp nào người lao động phải thử việc lên đến 06 tháng? Có thể thỏa thuận lương thử việc cao hơn 85% lương chính thức được không?
Trường hợp nào người lao động phải thử việc lên đến 06 tháng?
Căn cứ theo Điều 25 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Thời gian thử việc
Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
Chiếu theo quy định trên, khi thỏa thuận thử việc, tùy vào tính chất và độ phức tạp của công việc mà thời gian thử việc một lần đối với một công việc cũng khác nhau, cụ thể thời gian thử việc tối đa cho từng loại công việc như sau:
- Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014;
- Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
- Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
- Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
Như vậy, đối với trường hợp người lao động thử việc tại vị trí người quản lý doanh nghiệp thì thời gian thử việc tối đa sẽ là 180 ngày, tức là gần 06 tháng.
Tuy nhiên, đây chỉ là khung thời gian tối đa khi thử việc ở vị trí người quản lý doanh nghiệp, người lao động hoàn toàn có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động, chủ động thiết lập các mục tiêu cụ thể về kết quả hoặc thời gian hoàn thành công việc để có thể rút ngắn thời gian thử việc xuống dưới 180 ngày, tạo điều kiện thuận lợi cho cả hai bên.
Trường hợp nào người lao động phải thử việc lên đến 06 tháng? Có thể thỏa thuận lương thử việc cao hơn 85% lương chính thức được không?
Có thể thỏa thuận lương thử việc cao hơn 85% lương chính thức được không?
Căn cứ theo Điều 26 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Tiền lương thử việc
Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Chiếu theo quy định trên, pháp luật cho phép người sử dụng lao động và người lao động có quyền tự do thỏa thuận mức lương thử việc, miễn là nó không thấp hơn mức tối thiểu đã được quy định. Vì thế, việc thỏa thuận lương thử việc cao hơn 85% lương chính thức hoàn toàn hợp pháp.
Tuy nhiên, để dễ dàng thỏa thuận về mức lương thử việc cao hơn mức tối thiểu, người lao động cần đưa ra một số lý do để thuyết phục người sử dụng lao động đồng ý thỏa thuận, ví dụ như: chứng minh rằng bản thân có kinh nghiệm làm việc hoặc kỹ năng chuyên môn vượt trội; trình bày các thành tích đã đạt được trong công việc trước đây; thể hiện khả năng đóng góp tích cực cho doanh nghiệp; đưa ra một số cam kết về hiệu suất làm việc trong thời gian thử việc...v.v
Yêu cầu thử việc dài hơn thời gian tối đa được thử việc bị xử phạt thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 10 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:
Vi phạm quy định về thử việc
...
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với một công việc;
b) Thử việc quá thời gian quy định;
c) Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó;
d) Không giao kết hợp đồng lao động với người lao động khi thử việc đạt yêu cầu đối với trường hợp hai bên có giao kết hợp đồng thử việc.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương của công việc đó cho người lao động khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1, điểm a, b, c khoản 2 Điều này;
...
Theo đó, người sử dụng lao động có hành vi yêu cầu thử việc quá thời gian quy định sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu - 5 triệu đồng.
Ngoài ra, khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP cũng có quy định:
Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, mức phạt tiền từ 2 triệu - 5 triêu đồng được áp dụng đối với người sử dụng lao động là cá nhân, đối với người sử dụng lao động là tổ chức thì mức phạt sẽ tăng gấp 02 lần, cụ thể là phạt tiền từ 4 triệu - 10 triệu đồng.
Bên cạnh đó, người sử dụng lao động người còn bị buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả bằng cách phải trả đủ tiền lương của công việc đó cho người lao động.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- 26 Tết Âm lịch 2025 là ngày bao nhiêu dương lịch? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 kéo dài bao lâu đối với CBCCVC và người lao động?
- Mùng 1 Tết Âm lịch 2025 (Tết Ất Tỵ) là ngày nào? Người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Ất Tỵ 2025 đúng không?
- Chính thức bãi bỏ mức lương cơ sở 2.34 triệu/tháng của toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang sau thời gian nào?
- Chốt lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động và cán bộ công chức viên chức thuộc thẩm quyền Thủ tướng đúng không và được nghỉ mấy ngày?