Trung tâm giáo dục nghề nghiệp chi không thường xuyên vào những nội dung nào?

Cho tôi hỏi trung tâm giáo dục nghề nghiệp chi không thường xuyên vào những nội dung nào?

Trung tâm giáo dục nghề nghiệp chi không thường xuyên vào những nội dung nào?

Căn cứ tại Điều 37 Thông tư 57/2015/TT-BLĐTBXH quy định:

Nội dung chi
1. Chi thường xuyên, bao gồm:
a) Chi cho các hoạt động đào tạo theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
b) Chi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của trung tâm kể cả chi thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, trích khấu hao tài sản cố định, chi trả vốn, trả lãi tiền vay theo quy định của pháp luật.
2. Chi không thường xuyên, bao gồm:
a) Chi thực hiện chương trình mục tiêu;
b) Chi thực hiện nhiệm vụ đào tạo do Nhà nước đặt hàng;
c) Chi thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý, viên chức;
d) Chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài theo quy định;
đ) Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;
e) Chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm tài sản, thiết bị; chi thực hiện các dự án đầu tư khác theo quy định của Nhà nước;
g) Chi cho các hoạt động liên doanh, liên kết;
h) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

Theo đó, trung tâm giáo dục nghề nghiệp chi không thường xuyên vào những nội dung sau:

- Chi thực hiện chương trình mục tiêu;

- Chi thực hiện nhiệm vụ đào tạo do Nhà nước đặt hàng;

- Chi thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý, viên chức;

- Chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài theo quy định;

- Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;

- Chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm tài sản, thiết bị; chi thực hiện các dự án đầu tư khác theo quy định của Nhà nước;

- Chi cho các hoạt động liên doanh, liên kết;

- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

Trung tâm giáo dục nghề nghiệp chi không thường xuyên vào những nội dung nào?

Trung tâm giáo dục nghề nghiệp chi không thường xuyên vào những nội dung nào?

Ai có thẩm quyền thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp?

Căn cứ tại Điều 7 Nghị định 143/2016/NĐ-CP quy định:

Thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục trên địa bàn.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội quyết định thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc cơ quan, tổ chức mình.
3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định thành lập trường cao đẳng công lập, cho phép thành lập trường cao đẳng tư thục.

Theo đó, thẩm quyền thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp là:

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội trực thuộc cơ quan, tổ chức mình.

Trung tâm giáo dục nghề nghiệp có nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 57/2015/TT-BLĐTBXH quy định:

Nhiệm vụ, quyền hạn, quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của trung tâm giáo dục nghề nghiệp
1. Trung tâm giáo dục nghề nghiệp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 23 của Luật Giáo dục nghề nghiệp và các quy định của pháp luật có liên quan.
...

Theo đó, trung tâm giáo dục nghề nghiệp thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định tại Điều 23 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 và các quy định của pháp luật có liên quan. Cụ thể:

- Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

- Trung tâm giáo dục nghề nghiệp tổ chức đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo nghề nghiệp phổ thông và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông;

- Tổ chức đào tạo thường xuyên theo quy định.

- Tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong tuyển sinh và quản lý người học.

- Công bố công khai mục tiêu, chương trình đào tạo; điều kiện để bảo đảm chất lượng dạy và học; mức học phí và miễn, giảm học phí; kết quả kiểm định chất lượng đào tạo; hệ thống văn bằng, chứng chỉ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp; vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp và các biện pháp kiểm tra, giám sát chất lượng đào tạo.

- Tổ chức giảng dạy, học tập theo mục tiêu, chương trình đào tạo; cấp bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp cho người học; tổ chức cho người học học tập, thực hành và thực tập tại doanh nghiệp thông qua hợp đồng với doanh nghiệp.

- Được sử dụng chương trình đào tạo của nước ngoài đã được tổ chức giáo dục, đào tạo nước ngoài hoặc quốc tế có uy tín công nhận về chất lượng để thực hiện nhiệm vụ đào tạo theo quy định của pháp luật.

- Liên kết hoạt động đào tạo trong nước; liên kết hoạt động đào tạo với nước ngoài theo quy định và pháp luật có liên quan.

- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật.

- Xây dựng, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa.

- Tuyển dụng, sử dụng, quản lý nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động; tổ chức cho nhà giáo thực tập sản xuất tại doanh nghiệp để cập nhật, nâng cao kỹ năng nghề; tổ chức cho nhà giáo, viên chức, người lao động và người học tham gia các hoạt động xã hội.

- Thực hiện kiểm định và bảo đảm chất lượng đào tạo theo quy định.

- Tư vấn đào tạo, tư vấn việc làm miễn phí cho người học.

- Được thành lập doanh nghiệp, được tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật.

- Đưa nội dung giảng dạy về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, pháp luật có liên quan của nước mà người lao động đến làm việc và pháp luật có liên quan của Việt Nam vào chương trình đào tạo khi tổ chức đào tạo cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

- Nghiên cứu khoa học để phục vụ và nâng cao chất lượng đào tạo; ứng dụng các kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

- Thực hiện quy chế dân chủ trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

- Có cơ chế để người học, nhà giáo và xã hội tham gia đánh giá chất lượng đào tạo nghề nghiệp.

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự giám sát, thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật.

- Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Trung tâm giáo dục nghề nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Trung tâm giáo dục nghề nghiệp được thành lập các đơn vị trực thuộc nhằm mục đích gì?
Lao động tiền lương
Không cập nhật chương trình đào tạo theo quy định thì Trung tâm giáo dục nghề nghiệp bị xử phạt thế nào?
Lao động tiền lương
Nguồn tài chính của trung tâm giáo dục nghề nghiệp có bao gồm từ lệ phí tuyển sinh do người học đóng không?
Lao động tiền lương
Giáo viên trong trung tâm giáo dục nghề nghiệp cần đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo như thế nào?
Lao động tiền lương
Trung tâm giáo dục nghề nghiệp tổ chức tuyển sinh như thế nào?
Lao động tiền lương
Trung tâm giáo dục nghề nghiệp có phải thực hiện việc kiểm định và bảo đảm chất lượng đào tạo không?
Lao động tiền lương
Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục nghề nghiệp được sửa đổi, bổ sung thì ai phê duyệt?
Lao động tiền lương
Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục nghề nghiệp có được công bố công khai không?
Lao động tiền lương
Thẩm quyền cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp thuộc về ai?
Lao động tiền lương
Các phòng chức năng trong trung tâm giáo dục nghề nghiệp do ai thành lập?
Đi đến trang Tìm kiếm - Trung tâm giáo dục nghề nghiệp
209 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào