Trữ lượng khoáng sản là gì? Trữ lượng khoáng sản Việt Nam ra sao? Chuyên viên chính về khoáng sản làm việc gì?

Trữ lượng khoáng sản là gì? Hiện nay trữ lượng khoáng sản Việt Nam như thế nào? Các công việc hiện nay của người giữ chức vụ Chuyên viên chính về khoáng sản là gì?

Trữ lượng khoáng sản là gì? Trữ lượng khoáng sản Việt Nam ra sao?

Theo Điều 2 Luật Địa chất và Khoáng sản 2024 quy định:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
29. Tài nguyên khoáng sản là lượng khoáng sản đã được điều tra địa chất về khoáng sản, thăm dò khoáng sản, đáp ứng yêu cầu tối thiểu để có thể khai thác, sử dụng toàn bộ hoặc một phần tại thời điểm hiện tại hoặc tương lai. Theo mức độ nghiên cứu địa chất, mức độ nghiên cứu khả thi và hiệu quả kinh tế, tài nguyên khoáng sản được chia thành các cấp trữ lượng, các cấp tài nguyên và có độ tin cậy khác nhau.
30. Trữ lượng khoáng sản là phần tài nguyên khoáng sản đã được thăm dò, dự kiến có thể khai thác trong điều kiện kinh tế, kỹ thuật nhất định, mang lại hiệu quả kinh tế tại thời điểm đánh giá.

Theo đó có thể hiểu trữ lượng khoáng sản là khối lượng khoáng sản có thể khai thác được từ một mỏ hoặc khu vực khai thác nhất định. Đây là một phần hoặc toàn bộ trữ lượng khoáng sản trong khu vực đã thăm dò, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và xác nhận.

Trữ lượng khoáng sản dự kiến có thể khai thác trong điều kiện kinh tế, kỹ thuật nhất định, mang lại hiệu quả kinh tế tại thời điểm đánh giá.

Lưu ý: Luật Địa chất và Khoáng sản 2024 có hiệu lực từ 01/07/2025.

Việt Nam là một quốc gia có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng, với hơn 5000 điểm mỏ của 60 loại khoáng sản khác nhau. Dưới đây là một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn nhất tại Việt Nam:

- Dầu khí

+ Trữ lượng: Vùng biển Việt Nam có tiềm năng khai thác dầu khí lớn, đặc biệt là ở các khu vực như Trường Sa, Nam Côn Sơn, đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng.

+ Sản lượng khai thác: Hiện nay, các nhà máy có thể khai thác khoảng 30 – 40 nghìn thùng/ngày, tương đương khoảng 20 triệu tấn/năm.

- Than đá

+ Trữ lượng: Bể than Quảng Ninh là nơi có trữ lượng than đá lớn nhất, với hơn 3 tỷ tấn.

+ Phân bố: Chủ yếu ở Thái Nguyên, Phú Thọ và sông Đà.

- Apatit

+ Trữ lượng: Mỏ apatit ở Lào Cai có trữ lượng lớn nhất cả nước.

+ Sử dụng: Apatit được sử dụng rộng rãi trong ngành sản xuất phân bón.

- Đất hiếm

+ Trữ lượng: Đất hiếm tập trung ở các mỏ Bắc Nậm Xe, Nam Nậm Xe, Đông Pao (Lai Châu), Mường Hum (Lào Cai), Yên Phú (Yên Bái).

+ Sử dụng: Đất hiếm là nguyên liệu quan trọng để sản xuất nam châm vĩnh cửu, phân bón vi lượng và đèn cathode.

- Đá vôi

+ Trữ lượng: Đá vôi phân bố chủ yếu tại các tỉnh phía Bắc và các tỉnh phía Nam.

+ Sử dụng: Đá vôi là nguyên liệu chính để sản xuất xi măng, luyện kim, sản xuất thủy tinh và hóa chất.

- Quặng Titan

+ Trữ lượng: Quặng titan ở Việt Nam đạt khoảng 663,15 triệu tấn khoáng vật nặng có ích.

+ Phân bố: Quặng gốc tập trung tại Thái Nguyên, quặng sa khoáng tập trung ven biển từ Thanh Hoá đến Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Quặng Bauxit

+ Trữ lượng: Tổng trữ lượng và tài nguyên dự báo quặng bauxit-laterit đạt khoảng 3.500 triệu tấn quặng tinh.

+ Phân bố: Chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc (Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang) và Tây Nguyên (Đăk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum).

*Thông tin mang tính chất tham khảo.

Trữ lượng khoáng sản là gì? Trữ lượng khoáng sản Việt Nam ra sao? Chuyên viên chính về khoáng sản làm việc gì?

Trữ lượng khoáng sản là gì? Trữ lượng khoáng sản Việt Nam ra sao? (Hình từ Internet)

Chuyên viên chính về khoáng sản làm việc gì?

Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Chuyên viên chính các lĩnh vực thuộc ngành tài nguyên và môi trường tại Phụ lục IV Ban hành kèm theo Thông tư 05/2023/TT-BTNMT, Chuyên viên chính về khoáng sản phải thực hiện các công việc như sau:

Mảng công việc

Công việc cụ thể

Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, đề án, dự án.

- Tham gia nghiên cứu, xây dựng các quy định trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư; văn bản pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án quan trọng về:… (lĩnh vực chuyên ngành của vị trí việc làm) hoặc của địa phương.

- Chủ trì nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, quy định của Đảng, văn bản pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án quan trọng về:… (lĩnh vực chuyên ngành của vị trí việc làm) hoặc của địa phương.

Hướng dẫn và triển khai thực hiện các văn bản.

- Chủ trì hoặc tham gia hướng dẫn triển khai thực hiện các quy định Bộ Chính trị, Ban Bí thư; văn bản pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, ngành; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án về:… (lĩnh vực chuyên ngành của vị trí việc làm) hoặc của địa phương.

- Tổ chức, hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện chế độ, chính sách chuyên môn, nghiệp vụ; đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý về lĩnh vực chuyên ngành của vị trí việc làm hoặc của địa phương.

- Chủ trì hoặc tham gia tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng nghiệp vụ, phổ biến kinh nghiệm về công tác hoạch định và thực thi chính sách về lĩnh vực chuyên ngành của vị trí việc làm hoặc của địa phương.

Kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các văn bản.

Chủ trì hoặc tham gia tổ chức sơ kết, tổng kết, kiểm tra, phân tích, đánh giá và báo cáo việc thực hiện các quy định Bộ Chính trị, Ban Bí thư; văn bản pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, ngành; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án về lĩnh vực chuyên ngành của vị trí việc làm hoặc của địa phương.

Tham gia thẩm định các văn bản.

Tham gia thẩm định, góp ý các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; văn bản pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, ngành; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án liên quan đến về:… (lĩnh vực chuyên ngành của vị trí việc làm) hoặc của địa phương.

Thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ.

Chủ trì hoặc tham gia tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ theo nhiệm vụ được phân công.

Phối hợp thực hiện.

Phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu hoạch định và thực thi chính sách liên quan đến ngành, lĩnh vực nhiệm vụ được phân công.

Thực hiện nhiệm vụ chung, hội họp.

Tham dự các cuộc họp liên quan đến lĩnh vực chuyên môn ở trong và ngoài đơn vị theo phân công.

Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân.


Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.


Chuyên viên chính về khoáng sản phải có năng lực như thế nào?

Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Chuyên viên chính các lĩnh vực thuộc ngành tài nguyên và môi trường tại Phụ lục IV Ban hành kèm theo Thông tư 05/2023/TT-BTNMT, Chuyên viên chính về khoáng sản phải có năng lực như sau:

Nhóm năng lực

Tên năng lực

Cấp độ

Nhóm năng lực chung

Đạo đức và bản lĩnh

3-4


Tổ chức thực hiện công việc

3-4


Soạn thảo và ban hành văn bản

3-4


Giao tiếp ứng xử

3-4


Quan hệ phối hợp

3-4


Sử dụng công nghệ thông tin

Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt


Sử dụng ngoại ngữ

Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt

Nhóm năng lực chuyên môn

Khả năng tham mưu xây dựng các văn bản

3-4


Khả năng hướng dẫn thực hiện các văn bản

3-4


Khả năng kiểm tra việc thực hiện các văn bản

3-4


Khả năng thẩm định, góp ý các văn bản

3-4


Khả năng thực hiện hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ

3-4

Nhóm năng lực quản lý

Tư duy chiến lược

2-3


Quản lý sự thay đổi

2-3


Ra quyết định

2-3


Quản lý nguồn lực

2-3


Phát triển nhân viên

2-3

Thuật ngữ pháp lý
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Chuyên viên là gì? Chuyên viên là chức danh hay chức vụ? Lương chuyên viên công chức hành chính bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Sự kiện bất khả kháng là gì? Ví dụ cụ thể? Chứng minh được sự kiện bất khả kháng thì không tính vào thời hiệu giải quyết tranh chấp lao động đúng không?
Lao động tiền lương
Tình thế cấp thiết là gì? Ví dụ cụ thể? Viên chức vi phạm hành chính khi vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì có được coi là tình tiết giảm nhẹ không?
Lao động tiền lương
Nguyên tắc tập trung dân chủ là gì? Ví dụ cụ thể? Quản lý, sử dụng quân nhân chuyên nghiệp theo nguyên tắc tập trung dân chủ đúng không?
Lao động tiền lương
Tham nhũng là gì? Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn bao gồm hành vi gì?
Lao động tiền lương
Ký quỹ là gì? Thanh lý hợp đồng lao động xuất khẩu thì người lao động có được nhận phần lãi tiền ký quỹ không?
Lao động tiền lương
Thể chế chính trị là gì? Các thể chế chính trị trên thế giới? Ví dụ? Sơ cấp lý luận chính trị trang bị những kiến thức, kỹ năng gì cho cán bộ công chức?
Lao động tiền lương
Cá nhân không cư trú là gì? Cách xác định cá nhân cư trú và không cư trú?
Lao động tiền lương
Tài nguyên là gì, tài nguyên thiên nhiên là gì, ví dụ về tài nguyên thiên nhiên? Công việc của Điều tra viên tài nguyên môi trường hạng 4 ra sao?
Lao động tiền lương
Dữ liệu mở là gì, tại sao chúng ta cần dữ liệu mở? Cập nhật dữ liệu về sổ bảo hiểm xã hội ra sao?
Đi đến trang Tìm kiếm - Thuật ngữ pháp lý
136 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thuật ngữ pháp lý

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thuật ngữ pháp lý

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào