Trong thi tuyển công chức vào Thanh tra Chính phủ, người hoàn thành nghĩa vụ quân sự được cộng bao nhiêu điểm ưu tiên?
Trong thi tuyển công chức vào Thanh tra Chính phủ, người hoàn thành nghĩa vụ quân sự được cộng bao nhiêu điểm ưu tiên?
Căn cứ theo Điều 6 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 398/QĐ-TTCP năm 2021 quy định như sau:
Ưu tiên trong tuyển dụng công chức
Ưu tiên trong tuyển dụng công chức thực hiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
Theo đó, việc ưu tiên trong tuyển dụng công chức Thanh tra Chính phủ được thực hiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định 138/2020/NĐ-CP, cụ thể:
Ưu tiên trong tuyển dụng công chức
1. Đối tượng và điểm ưu tiên trong thi tuyển hoặc xét tuyển:
a) Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B: Được cộng 7,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;
b) Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của thương binh loại B, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: Được cộng 5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;
c) Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong: Được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2.
2. Trường hợp người dự thi tuyển hoặc dự xét tuyển thuộc nhiều diện ưu tiên quy định tại khoản 1 Điều này thì chỉ được cộng điểm ưu tiên cao nhất vào kết quả điểm vòng 2.
Theo đó, người hoàn thành nghĩa vụ quân sự được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2 trong thi tuyển công chức.
Tuy nhiên, trong trường hợp người hoàn thành nghĩa vụ quân sự thuộc thêm một hoặc nhiều diện ưu tiên được quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định 138/2020/NĐ-CP thì số điểm được cộng sẽ là số điểm của đối tượng có điểm ưu tiên cao hơn.
Trong thi tuyển công chức vào Thanh tra Chính phủ, người hoàn thành nghĩa vụ quân sự được cộng bao nhiêu điểm ưu tiên?
Điều kiện đăng kí dự tuyển công chức vào Thanh tra Chính phủ là gì?
Căn cứ vào Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 398/QĐ-TTCP năm 2021 quy định như sau:
Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức
Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức. Thanh tra Chính phủ xác định các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển quy định tại điểm g khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức, phù hợp với khung năng lực vị trí việc làm nhưng không thấp hơn các tiêu chuẩn chung, không được trái với quy định của pháp luật, không được phân biệt loại hình đào tạo.
Theo đó, điều kiện đăng ký dự tuyển công chức vào làm việc trong Thanh tra Chính phủ được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức 2008, cụ thể, người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức:
- Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
- Đủ 18 tuổi trở lên;
- Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;
- Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
- Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ;
- Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.
Đồng thời, công chức ứng tuyển cần đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển được Thanh tra Chính phủ xác định phù hợp với khung năng lực vị trí việc làm nhưng không thấp hơn các tiêu chuẩn chung, không được trái với quy định của pháp luật, không được phân biệt loại hình đào tạo.
Hội đồng tuyển dụng công chức vào Thanh tra Chính phủ làm việc theo nguyên tắc nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 398/QĐ-TTCP năm 2021 quy định như sau:
Hội đồng tuyển dụng công chức
...
2. Hội đồng tuyển dụng làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến mà Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng đã biểu quyết. Hội đồng tuyển dụng có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thành lập các bộ phận giúp việc: Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển, Ban đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi, Ban chấm phúc khảo (nếu có), Ban kiểm tra sát hạch khi tổ chức thực hiện phỏng vấn tại vòng 2.
Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng thành lập Tổ Thư ký giúp việc;
b) Tổ chức thu phí dự tuyển và sử dụng phí dự tuyển theo quy định;
c) Kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển, tổ chức thi, chấm thi, chấm phúc khảo theo quy chế;
d) Báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ quyết định công nhận kết quả thi tuyển, xét tuyển;
đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức thi tuyển, xét tuyển;
e) Hội đồng tuyển dụng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
...
Theo đó, hội đồng tuyển dụng công chức vào Thanh tra Chính phủ làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến mà Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng đã biểu quyết.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?