Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm toán hành vi nào bị nghiêm cấm?

Tôi muốn hỏi các hành vi nào bị nghiêm cấm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm toán? ai không được tham gia bố trí Đoàn kiểm toán? Câu hỏi của chị Oanh (Lạng Sơn).

Cuộc kiểm toán bắt đầu khi nào?

Căn cứ theo Điều 4 Quyết định 03/2020/QĐ-KTNN quy định về thời hạn kiểm toán như sau:

Thời hạn kiểm toán
1. Thời hạn của cuộc kiểm toán được tính từ ngày công bố quyết định kiểm toán đến khi kết thúc việc kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán. Trong trường hợp sau khi công bố quyết định kiểm toán phát sinh sự kiện bất khả kháng (thiên tai, dịch bệnh, ….) ảnh hưởng đến cuộc kiểm toán, Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét quyết định tạm dừng cuộc kiểm toán. Thời hạn tạm dừng không tính vào thời hạn của cuộc kiểm toán.
2. Thời hạn của một cuộc kiểm toán không quá 60 ngày, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Trường hợp phức tạp, cần thiết kéo dài thời hạn kiểm toán thì Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định gia hạn một lần, thời gian gia hạn không quá 30 ngày.
3. Đối với cuộc kiểm toán để đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng tài chính công, tài sản công có quy mô toàn quốc, Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định thời hạn cuộc kiểm toán.

Như vậy, cuộc kiểm toán sẽ bắt đầu được tính từ ngày công bố quyết định kiểm toán đến khi kết thúc việc kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán. Thời hạn của một cuộc kiểm toán không quá 60 ngày.

Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm toán?

Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm toán?

Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm toán?

Căn cứ theo Điều 7 Quyết định 03/2020/QĐ-KTNN quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm toán như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm toán
1. Nghiêm cấm các hành vi sau đây đối với Đoàn kiểm toán và các thành viên của Đoàn kiểm toán:
a) Sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đơn vị được kiểm toán;
b) Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động bình thường của đơn vị được kiểm toán;
c) Đưa, nhận, môi giới hối lộ dưới mọi hình thức;
d) Báo cáo sai lệch, không đầy đủ, không kịp thời kết quả kiểm toán;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi;
e) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp của đơn vị được kiểm toán;
g) Tiết lộ thông tin về tình hình và kết quả kiểm toán chưa được công bố chính thức;
h) Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.
2. Vi phạm Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán nhà nước, Quy tắc ứng xử của Kiểm toán viên nhà nước và các quy định của Kiểm toán nhà nước.
3. Không tuân thủ quy trình, chuẩn mực, hồ sơ mẫu biểu, phương pháp chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán.
4. Không thực hiện đúng quyết định kiểm toán và kế hoạch kiểm toán đã được phê duyệt.

Như vậy, Đoàn kiểm toán và thành viên của Đoàn kiểm toán không được phép thực hiện các hành vi nêu trên nhằm mang lại kết quả độc lập, trung thực, khách quan, công khai, minh bạch.

Trường hợp nào không được bố trí làm thành viên Đoàn kiểm toán?

Căn cứ theo Điều 8 Quyết định 03/2020/QĐ-KTNN quy định về trường hợp nào không được bố trí làm thành viên Đoàn kiểm toán như sau:

Trường hợp không được bố trí làm thành viên Đoàn kiểm toán
1. Mua cổ phần, góp vốn hoặc có quan hệ về lợi ích kinh tế với đơn vị được kiểm toán.
2. Đã từng giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán tại đơn vị được kiểm toán của các năm tài chính được kiểm toán.
3. Trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi thôi giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán tại đơn vị được kiểm toán.
4. Có quan hệ là bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột với người đứng đầu, kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán của đơn vị được kiểm toán.
5. Kiểm toán viên nhà nước đang trong thời gian xem xét xử lý kỷ luật, bị kỷ luật hoặc bị mất, bị thu hồi thẻ Kiểm toán viên nhà nước.
6. Kiểm toán viên nhà nước không đủ điều kiện phẩm chất, năng lực tham gia là thành viên Đoàn kiểm toán.
7. Khi có các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều này, Kiểm toán viên nhà nước có trách nhiệm báo cáo Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán bằng văn bản trước khi trình Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định thành lập Đoàn kiểm toán. Trong quá trình thực hiện kiểm toán nếu phát hiện các tình huống làm ảnh hưởng đến tính độc lập của mình, Kiểm toán viên nhà nước phải báo cáo ngay Trưởng Đoàn kiểm toán để báo cáo Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán trình Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định thay thế theo quy định tại Điều 17 Quy chế này.
8. Thủ trưởng đơn vị đề xuất nhân sự tham gia Đoàn kiểm toán có trách nhiệm kiểm tra, rà soát để phát hiện trường hợp Kiểm toán viên nhà nước không được bố trí làm thành viên Đoàn kiểm toán thuộc trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 8 Quy chế này trước khi trình Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định thành lập Đoàn kiểm toán.

Như vậy khi muốn được bố trí làm thành viên Đoàn kiểm toán, cá nhân không được vi phạm các trường hợp sau đây:

- Mua cổ phần, góp vốn hoặc có quan hệ về lợi ích kinh tế với đơn vị được kiểm toán.

- Đã từng giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán

- Trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi thôi giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán tại đơn vị được kiểm toán.

- Có quan hệ thân thích với người đứng đầu, kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán của đơn vị được kiểm toán.

- Đang trong thời gian xem xét xử lý kỷ luật, bị kỷ luật hoặc bị mất, bị thu hồi thẻ Kiểm toán viên nhà nước.

- Không đủ điều kiện phẩm chất, năng lực tham gia là thành viên Đoàn kiểm toán.

Kiểm toán Nhà nước
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Công chức viên chức xin nghỉ việc không hưởng lương để đi đào tạo bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước tối đa bao lâu?
Lao động tiền lương
Cử công chức viên chức của Kiểm toán nhà nước đi học theo nguyên tắc nào?
Lao động tiền lương
Công chức viên chức của Kiểm toán Nhà nước đi công tác địa phương do Thủ trưởng đơn vị cử, có trách nhiệm gì?
Lao động tiền lương
Đã có Quy chế làm việc của Kiểm toán nhà nước mới, công chức viên chức, người lao động của Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm như thế nào?
Lao động tiền lương
Hồ sơ đăng ký đi học đối với công chức viên chức của Kiểm toán nhà nước thế nào?
Lao động tiền lương
Đào tạo bồi dưỡng công chức viên chức của Kiểm toán nhà nước theo nguyên tắc nào?
Lao động tiền lương
Công chức Kiểm toán Nhà nước luân chuyển thì được hưởng chế độ gì?
Lao động tiền lương
Nội dung đánh giá cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước ra sao?
Lao động tiền lương
Kiểm toán Nhà nước có nguyên tắc làm việc thế nào?
Lao động tiền lương
Trường hợp nào viên chức quản lý thuộc Kiểm toán Nhà nước bị xếp loại ở mức không hoàn thành nhiệm vụ?
Đi đến trang Tìm kiếm - Kiểm toán Nhà nước
479 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kiểm toán Nhà nước

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kiểm toán Nhà nước

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào