Trong quá trình thực hiện hợp đồng, người lao động có được từ chối làm việc nếu có nguy cơ đe dọa trực tiếp đến tính mạng hay không?

Tôi là có ký hợp đồng khai thác đá quý tại Quảng Nam. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện hợp đồng thì tôi thấy các hầm khai thác quá nguy hiểm, có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào trong quá trình người lao động chui xuống khai thác. Vì sợ nguy hiểm đến tính mạng nên tôi từ chối làm việc nhưng công ty khai thác đá quý không đồng ý vì tôi đã ký hợp đồng rồi. Bây giờ tôi rất lo lắng về vấn đề này, vậy cho tôi hỏi trong quá trình thực hiện hợp đồng, tôi có được từ chối làm việc nếu nhận thấy nguy cơ đe dọa trực tiếp đến tính mạng hay không? Câu hỏi của chị Vân (Vĩnh Long).

Thực hiện công việc theo hợp đồng lao động được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 28 Bộ luật Lao động 2019 đã quy định về thực hiện công việc theo hợp đồng lao động, cụ thể như sau:

Thực hiện công việc theo hợp đồng lao động
Công việc theo hợp đồng lao động phải do người lao động đã giao kết hợp đồng thực hiện. Địa điểm làm việc được thực hiện theo hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.

Quy định về trách nhiệm thực hiện công việc theo hợp đồng lao động thuộc về chính người lao động đã giao kết hợp đồng là một quyết định quan trọng để đảm bảo người lao động đã thỏa thuận và đã giao kết phải là người trực tiếp thực hiện cam kết đó.

Quy định này cũng để nhằm phòng tránh lao động cưỡng bức hoặc gian lận trong thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng và xử lý những tranh chấp lao động trong quá trình làm việc.

Về địa điểm làm việc, quy định tại điều này đã xác định địa điểm làm việc thực tế của người lao động trong quá trình làm việc chính là địa điểm đã được xác định và giao kết.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, người lao động có được từ chối làm việc nếu có nguy cơ đe dọa trực tiếp đến tính mạng hay không?

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, người lao động có được từ chối làm việc nếu có nguy cơ đe dọa trực tiếp đến tính mạng hay không? (Hình từ Internet)

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, người lao động có được từ chối làm việc nếu có nguy cơ đe dọa trực tiếp đến tính mạng hay không?

Căn cứ Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền và nghĩa vụ của người lao động, cụ thể như sau:

Quyền và nghĩa vụ của người lao động
1. Người lao động có các quyền sau đây:
a) Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
b) Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
c) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
d) Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
đ) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
e) Đình công;
g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;
b) Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;
c) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.

Theo đó, người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động. Người lao động có quyền và nghĩa vụ như được nêu trên.

Xét trường hợp của bạn, khi đến làm việc bạn nhìn thấy công việc khai thác tại các hầm đá là nguy hiểm, việc nổ mìn có nguy cơ gây đổ sập hầm bất cứ lúc nào trong quá trình người lao động chui xuống khai thác, đây là nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người lao động.

Do đó, bạn hoàn toàn có quyền từ chối làm việc nếu nhận thấy có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc.

Buộc người lao động làm việc khi có nguy cơ đe dọa trực tiếp đến tính mạng trong quá trình thực hiện hợp đồng bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ khoản 10 Điều 22 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cụ thể như sau:

Vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
...
10. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Buộc người lao động phải làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng sức khỏe, tính mạng của họ không đúng quy định của pháp luật;
b) Buộc người lao động không được rời khỏi nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng sức khỏe, tính mạng của họ không đúng quy định của pháp luật;
c) Buộc người lao động tiếp tục làm việc khi các nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng sức khỏe, tính mạng của họ chưa được khắc phục không đúng quy định của pháp luật.
...

Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt quy định nêu trên chỉ là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức sẽ bằng 02 lần mức phạt đối với cá nhân.

Ngoài ra, căn cứ khoản 11 Điều 22 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về biện pháp khắc phục hậu quả, cụ thể như sau:

Vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
...
11. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc người sử dụng lao động trả cho người lao động khoản bồi dưỡng bằng hiện vật được quy thành tiền theo đúng mức quy định đối với hành vi không thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật hoặc bồi dưỡng bằng hiện vật thấp hơn mức theo quy định cho người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại quy định tại khoản 8 Điều này.

Theo đó, trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu công ty buộc bạn phải làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng sức khỏe, tính mạng của bạn không đúng quy định của pháp luật thì sẽ bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.

Bên cạnh đó công ty còn phải trả cho bạn khoản bồi dưỡng bằng hiện vật được quy thành tiền theo đúng mức quy định đối với hành vi không thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật hoặc bồi dưỡng bằng hiện vật thấp hơn mức theo quy định cho người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại.

Thực hiện hợp đồng lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, người lao động có được từ chối làm việc nếu có nguy cơ đe dọa trực tiếp đến tính mạng hay không?
Lao động tiền lương
Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho mình bị phạt bao nhiêu tiền?
Lao động tiền lương
Ép buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ có vi phạm pháp luật không? Người lao động nợ lâu không trả phải xử lý thế nào?
Lao động tiền lương
Phạt tiền đến 150 triệu khi công ty buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ?
Lao động tiền lương
Làm thế nào để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng lao động bằng lời nói?
Lao động tiền lương
Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ có phải là hành vi mà công ty không được làm không?
Lao động tiền lương
Mẫu đơn xin tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động mới nhất năm 2024?
Lao động tiền lương
Công ty có phải trả lãi khi buộc người lao động phải đặt cọc tiền cho việc thực hiện hợp đồng lao động không?
Lao động tiền lương
Yêu cầu đặt cọc tiền để thực hiện hợp đồng lao động, công ty bị xử phạt như thế nào?
Lao động tiền lương
Người sử dụng lao động có được bắt buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Thực hiện hợp đồng lao động
1,328 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào