Trong một tuần, giáo viên tiểu học được dạy bao nhiêu tiết?
Trong một tuần, giáo viên tiểu học được dạy bao nhiêu tiết?
Căn cứ theo Điều 6 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy định định mức tiết dạy như sau:
Định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, cụ thể như sau:
1. Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết;
2. Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú là 17 tiết ở cấp trung học cơ sở, 15 tiết ở cấp trung học phổ thông;
Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú là 21 tiết ở cấp tiểu học, 17 tiết ở cấp trung học cơ sở;
Định mức tiết dạy của giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật là 21 tiết đối với giáo viên ở cấp tiểu học, 17 tiết đối với giáo viên ở cấp trung học cơ sở.
2a. Định mức tiết dạy của giáo viên trường dự bị đại học là 12 tiết
3. Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trường hạng I dạy 2 tiết một tuần, trường hạng II dạy 1/3 định mức tiết dạy, trường hạng III dạy 1/2 định mức tiết dạy của giáo viên cùng cấp học. Việc phân hạng các trường phổ thông theo quy định hiện hành.
Như vậy, theo quy định trên khi cá nhân là giáo viên của trường tiểu học bạn sẽ tham gia giảng dạy 23 tiết trong một tuần.
Đối với giáo viên tiểu học dạy ở các trường, lớp dành cho người tàn tật thì định mức tiết dạy trong tuần là 21 tiết.
Trong một tuần, giáo viên tiểu học được dạy bao nhiêu tiết?
Giáo viên tiểu học kiêm chủ nhiệm lớp có được giảm tiết không?
Căn cứ theo Điều 8 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT được bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy định chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm các công việc chuyên môn như sau:
Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm các công việc chuyên môn
1. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở cấp tiểu học được giảm 3 tiết/tuần, ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông được giảm 4 tiết/tuần.
2. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông dân tộc nội trú cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông được giảm 4 tiết/tuần. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường chuyên, trường bán trú được giảm 4 tiết/tuần. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật được giảm 3 tiết/tuần.
3. Giáo viên kiêm phụ trách phòng học bộ môn được giảm 3 tiết/môn/tuần.
4. Giáo viên kiêm nhiệm phụ trách công tác văn nghệ, thể dục toàn trường, phụ trách vườn trường, xưởng trường, phòng thiết bị, thư viện (nếu các công tác này chưa có cán bộ chuyên trách) được tính giảm từ 2 - 3 tiết/tuần tùy khối lượng công việc và do hiệu trưởng quyết định.
5. Tổ trưởng bộ môn được giảm 3 tiết/tuần.
Do đó, nếu cá nhân là giáo viên tiểu học mà kiêm chủ nhiệm lớp sẽ được giảm 3 tiết dạy trên một tuần. Tức là lúc trước một tuần sẽ dạy 23 tiết thì khi làm giáo viên chủ nhiệm sẽ còn 20 tiết dạy trong một tuần.
Giáo viên tiểu học không được giao bài tập về nhà cho học sinh?
Căn cứ theo Chỉ thị 5105/CT-BGDĐT ngày 03/11/2014 về chấn chỉnh tình trạng dạy, học thêm đối với giáo dục tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành có quy định:
Để thực hiện nghiêm túc Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 5 năm 2012 quy định về dạy thêm, học thêm và Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 quy định về đánh giá học sinh tiểu học, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ thị:
1. Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo:
a) Chỉ đạo các phòng giáo dục và đào tạo, các trường tiểu học ở địa phương:
- Tổ chức quán triệt đến từng giáo viên các quy định về dạy thêm, học thêm và nội dung đổi mới đánh giá học sinh tiểu học để mọi người hiểu rõ và làm đúng quy định.
- Tuyên truyền, giải thích để nhân dân, đặc biệt là cha mẹ học sinh nắm vững các quy định của ngành về dạy thêm, học thêm và đổi mới đánh giá học sinh tiểu học để tạo sự đồng thuận và phối hợp tốt giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc đấu tranh chống tiêu cực và triển khai đổi mới ở bậc học tiểu học.
- Đối với các trường và lớp dạy học 2 buổi/ngày: Hướng dẫn học sinh hoàn thành nội dung học tại lớp; Nghiêm cấm giao bài tập về nhà cho học sinh; Khuyến khích tổ chức cho học sinh để sách vở, đồ dùng học tập tại lớp.
Đối với các trường và lớp dạy học 1 buổi/ngày: Chỉ giao bài tập về nhà tối đa bằng số lượng bài tập của học sinh học 2 buổi/ngày; Không giao bài tập ngoài sách giáo khoa.
…
Như vậy, giáo viên tiểu học ở những trường dạy 2 buổi/ngày giáo viên phải hướng dẫn học sinh tiểu học học 2 buổi trong ngày hoàn thành nội dung ngay tại lớp và không được giao bài tập về nhà cho các em.
Pháp luật hiện không có quy định nghiêm cấm đối với trường hợp dạy 1 buổi và giao bài tập về nhà cho học sinh. Vấn đề này, nhà trường, giáo viên và phụ huynh có thể xem xét tình hình thực tế để giao bài tập về nhà phù hợp cho học sinh tiểu học.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?