Tổng cộng thời gian ngày nghỉ lễ tết đối với giáo viên trong năm theo Thông tư 05 là bao nhiêu ngày?
Tổng cộng thời gian ngày nghỉ lễ tết đối với giáo viên trong năm theo Thông tư 05 là bao nhiêu ngày?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 05/2025/TT-BGDĐT quy định:
Thời gian nghỉ hằng năm của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên
1. Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm:
a) Thời gian nghỉ hè theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục.
Trong thời gian nghỉ hè, giáo viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm, tham gia công tác thi tốt nghiệp trung học phổ thông, tuyển sinh khi cơ quan có thẩm quyền triệu tập;
b) Thời gian nghỉ lễ, tết và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội;
c) Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên phù hợp, đúng quy định, bảo đảm khung thời gian năm học.
...
Theo đó, thời gian nghỉ lễ, tết và các ngày nghỉ khác của giáo viên theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 và Luật Bảo hiểm xã hội 2024.
Mà căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
...
Theo đó, theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 thì trong một năm người lao động được nghỉ tổng cộng 11 ngày nghỉ lễ, tết được hưởng nguyên lương.
Người nước ngoài là giáo viên dạy tại Việt Nam thì ngoài ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
Như vậy, tổng thời gian ngày nghỉ lễ tết đối với giáo viên theo Thông tư 05 là 11 ngày.
Đối với giáo viên là người nước ngoài dạy tại Việt Nam thì ngoài 11 ngày nghỉ lễ, tết thì còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ, tổng cộng là 13 ngày.
Tổng cộng thời gian ngày nghỉ lễ tết đối với giáo viên trong năm theo Thông tư 05 là bao nhiêu ngày? (Hình từ Internet)
Định mức tiết dạy trung bình trong 01 tuần đối với giáo viên được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 05/2025/TT-BGDĐT quy định về định mức tiết dạy trung bình trong 01 tuần đối với giáo viên như sau:
Đối với giáo viên trường tiểu học là 23 tiết, giáo viên trường trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trường trung học phổ thông là 17 tiết.
- Giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học là 21 tiết, giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở là 17 tiết, giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở là 17 tiết, giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông là 15 tiết.
Ngoài việc dạy theo định mức tiết dạy quy định như trên, giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông dân tộc nội trú còn tham gia thực hiện nhiệm vụ khác của trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông dân tộc nội trú gồm quản lý học sinh, phụ đạo, bồi dưỡng học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục đặc thù của trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông dân tộc nội trú theo phân công của hiệu trưởng để bảo đảm hoạt động chung của nhà trường.
- Giáo viên trường, lớp dành cho người khuyết tật là 21 tiết đối với cấp tiểu học, 17 tiết đối với cấp trung học cơ sở, 15 tiết đối với cấp trung học phổ thông.
- Giáo viên trường dự bị đại học là 12 tiết.
- Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là 02 tiết đối với trường tiểu học có từ 28 lớp trở lên ở vùng 2 và vùng 3, 19 lớp trở lên ở vùng 1; 08 tiết đối với các trường tiểu học còn lại.
Căn cứ chia vùng thực hiện theo quy định tại Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 10 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông và các trường chuyên biệt công lập.
- Căn cứ chia vùng thực hiện theo quy định tại Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 10 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông và các trường chuyên biệt công lập.
- Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là 02 tiết đối với trường phổ thông có nhiều cấp học có tổng số lớp cấp tiểu học và trung học cơ sở từ 28 lớp trở lên ở vùng 2 và vùng 3, 19 lớp trở lên ở vùng 1; 06 tiết đối với các trường trung học phổ thông có nhiều cấp học còn lại.
Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi theo Thông tư 05 như thế nào?
Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 05/2025/BGDĐT quy định:
Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với các đối tượng khác
1. Giáo viên trong thời gian tập sự được giảm 02 tiết/tuần.
2. Giáo viên nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi giảng dạy ở trường tiểu học được giảm 04 tiết/tuần; giảng dạy ở các cơ sở giáo dục khác được giảm 03 tiết/tuần.
3. Giáo viên trong thời gian đi khám bệnh, chữa bệnh (không vượt quá thời gian quy định) được hiệu trưởng nhà trường đồng ý và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì không phải dạy bù đối với các tiết dạy được phân công theo kế hoạch và số tiết dạy này được tính vào định mức tiết dạy của giáo viên.
Như vậy, giáo viên nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi được hưởng chế độ giảm định mức tiết dạy như sau:
+ Nếu giảng dạy ở trường tiểu học: giảm 04 tiết/tuần.
+ Nếu giảng dạy ở các cơ sở giáo dục khác: giảm 03 tiết/tuần.
Lưu ý: Thông tư 05/2025/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 22/4/2025











- Tăng tiền nghỉ hưu trước tuổi CBCCVC thời gian công tác còn trên 5 năm đến đủ 10 năm so với tuổi nghỉ hưu thế nào theo Nghị quyết 01?
- Tăng tiền nghỉ thôi việc cho cán bộ công chức, người làm việc tại các hội, viên chức và người lao động thế nào theo Nghị quyết 01?
- Sĩ quan còn trên 05 năm đến đủ 10 năm hết hạn tuổi phục vụ cao nhất được tính tiền nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 ra sao tại đề xuất mới nhất?
- Chính thức 02 lý do bãi bỏ mức lương cơ sở theo Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, cụ thể thế nào?
- Sửa đổi Nghị định 178: Cán bộ công chức cấp xã, cấp huyện không hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi trong trường hợp đã hưởng chính sách nào?