Toàn bộ bảng lương mới của công chức tòa án từ 1/7/2024 sau khi điều chỉnh lương cơ sở như thế nào?
Tổ chức Tòa án nhân dân như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định như sau:
Tổ chức Tòa án nhân dân
1. Tòa án nhân dân tối cao.
2. Tòa án nhân dân cấp cao.
3. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
4. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.
5. Tòa án quân sự.
Theo đó, tổ chức Tòa án nhân dân như sau:
- Tòa án nhân dân tối cao.
- Tòa án nhân dân cấp cao.
- Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.
- Tòa án quân sự.
Xem thêm:
>> Thay thế lương cơ sở 2.34, mức lương trong hệ thống bảng lương của CBCCVC và LLVT thay đổi
>> Đã có thời gian chính thức cải cách tiền lương cho cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang
Toàn bộ bảng lương mới của công chức tòa án từ 1/7/2024 sau khi điều chỉnh lương cơ sở như thế nào? (Hình từ Internet)
Toàn bộ bảng lương mới của công chức tòa án từ 1/7/2024 sau khi điều chỉnh lương cơ sở như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.
3. Đối với các cơ quan, đơn vị đang được áp dụng các cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù ở trung ương: Thực hiện bảo lưu phần chênh lệch giữa tiền lương và thu nhập tăng thêm tháng 6 năm 2024 của cán bộ, công chức, viên chức với tiền lương từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 sau khi sửa đổi hoặc bãi bỏ cơ chế tài chính và thu nhập đặc thù. Trong thời gian chưa sửa đổi hoặc bãi bỏ các cơ chế này thì thực hiện mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo mức lương cơ sở 2.340.000 đồng/tháng theo cơ chế đặc thù từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm được hưởng tháng 6 năm 2024 (không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương ngạch, bậc khi nâng ngạch, nâng bậc). Trường hợp tính theo nguyên tắc trên, nếu mức tiền lương và thu nhập tăng thêm từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 theo cơ chế đặc thù thấp hơn mức tiền lương theo quy định chung thì thực hiện chế độ tiền lương theo quy định chung.
4. Chính phủ điều chỉnh mức lương cơ sở sau khi báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Theo đó, mức lương cơ sở từ 1/7/2024 là 2.340.000 đồng/tháng.
Tiền lương của công chức ngành tòa án được xác định căn cứ vào Điều 3 Thông 07/2024/TT-BNV như sau:
Mức lương = Lương cơ sở x Hệ số lương.
Hiện nay, hệ số lương của công chức ngành tòa án được áp dụng theo Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11 quy định như sau:
- Loại A3 gồm: Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Thẩm tra viên cao cấp (có hệ số lương từ 6.2 đến 8.0).
- Loại A2 gồm: Thầm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh, Thẩm tra viên chính (có hệ số lương từ 4.4 đến 6.78).
- Loại A1 gồm: Thẩm phán Toà án nhân dân cấp huyện, Thẩm tra viên, Thư ký Toà án (có hệ số lương từ 2.34 đến 4.98).
Lưu ý:
- Cấp tỉnh gồm: thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, đô thị loại 1 và các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương còn lại.
- Cấp huyện gồm: thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại 2, loại 3, quận thuộc thành phố Hà Nội, quận thuộc thành phố Hồ Chí Minh và các quận, huyện, thị xã còn lại.
Căn cứ vào mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng và hệ số lương, bảng lương của công chức ngành tòa án từ ngày 1/7/2024 như sau:
>>> Chi tiết bảng lương CBCCVC và LLVT đầy đủ nhất: Tại đây.
Tòa án nhân dân có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014, tòa án nhân dân có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức như sau:
- Tòa án nhân dân phối hợp với cơ quan, tổ chức phát huy tác dụng giáo dục của phiên tòa và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án nhân dân.
- Tòa án nhân dân cùng với cơ quan, tổ chức nghiên cứu, đề xuất các chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
- Trong trường hợp cần thiết, cùng với việc ra bản án, quyết định, Tòa án nhân dân kiến nghị yêu cầu cơ quan, tổ chức áp dụng biện pháp khắc phục nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm hoặc vi phạm pháp luật tại cơ quan, tổ chức đó. Cơ quan, tổ chức nhận được kiến nghị có trách nhiệm thực hiện và trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị phải thông báo cho Tòa án về kết quả giải quyết kiến nghị.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Nghị quyết 18: Hướng dẫn thực hiện cải cách tiền lương cán bộ công chức viên chức và người lao động tại đơn vị sự nghiệp y tế cần trích nguồn thu để lại để tạo nguồn, vậy tỷ lệ trích nguồn thu như thế nào?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?