Toàn bộ 02 bảng lương mới từ 1/7/2024 của công chức, viên chức không còn phụ cấp đặc thù thì áp dụng thu nhập thống nhất phải không?
- Toàn bộ 02 bảng lương mới từ 1/7/2024 của công chức, viên chức không còn phụ cấp đặc thù thì áp dụng thu nhập thống nhất phải không?
- Mục tiêu tổng quát đối với chính sách tiền lương khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 là gì?
- Tại sao cần xây dựng bảng lương mới theo vị trí việc làm từ 1/7/2024?
Toàn bộ 02 bảng lương mới từ 1/7/2024 của công chức, viên chức không còn phụ cấp đặc thù thì áp dụng thu nhập thống nhất phải không?
Xem thêm:
>> Dừng lương cơ sở 2,34 nhưng không có bảng lương mới từ sau 2026 cho nhóm đối tượng nào?
Theo Nghị quyết 104/2023/QH15 về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024. Theo đó, từ 1/7/2024 sẽ tiến hành thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.
Căn cứ theo Nghị quyết 27 trong nội dung cải cách có quy định về tạo ra hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng, trong đó có 2 bảng lương mới của công chức viên chức gồm:
- 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo;
- 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo;
Cũng theo Nghị quyết 27 có nêu về việc sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành, bảo đảm tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương như sau:
- Tiếp tục áp dụng phụ cấp kiêm nhiệm; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp khu vực; phụ cấp trách nhiệm công việc; phụ cấp lưu động; phụ cấp phục vụ an ninh, quốc phòng và phụ cấp đặc thù đối với lực lượng vũ trang (quân đội, công an, cơ yếu).
Căn cứ theo Điều 3 Nghị quyết 104/2023/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 do Quốc hội ban hành có quy về thực hiện chính sách tiền lương. Trong đó, đối với các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước ở Trung ương đang thực hiện cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù như sau:
Bãi bỏ tất cả các cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước; áp dụng chế độ tiền lương, phụ cấp, thu nhập thống nhất. Không tiếp tục áp dụng cơ chế đặc thù hiện hành đối với phần kinh phí thường xuyên theo cơ chế quản lý tài chính đặc thù (chi hoạt động, tăng cường năng lực, hiện đại hóa, đảm bảo hoạt động chuyên môn,...) của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước. Giao Chính phủ tổ chức thực hiện và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 8.
Như vậy, theo Nghị quyết 27 sẽ tiếp tục áp dụng phụ cấp đặc thù đối với lực lượng vũ trang, tức đối tượng công chức viên chức sẽ không còn được hưởng phụ cấp này. Thay vào đó theo Nghị quyết 104/2023/QH15 sẽ áp dụng chế độ tiền lương, phụ cấp, thu nhập thống nhất
Lưu ý: Hiện nay chưa có văn bản chính thức về bảng lương khi cải cách tiền lương cũng như các văn bản liên quan về mức tăng lương của từng đối tượng. Tuy nhiên, bảng lương mới vẫn sẽ đảm bảo được đúng tinh thần của Nghị quyết 27 để lương mới không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.
>> THAM KHẢO: Bảng lương mới theo mức lương cơ sở 2,34 triệu/đồng của CBCCVC và LLVT:
Toàn bộ 02 bảng lương mới từ 1/7/2024 của công chức, viên chức không còn phụ cấp đặc thù thì áp dụng thu nhập thống nhất phải không?
Mục tiêu tổng quát đối với chính sách tiền lương khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 là gì?
Theo tiểu mục 2 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định muc tiêu tổng quát đối với chính sách tiền lương khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 là:
- Xây dựng hệ thống chính sách tiền lương quốc gia một cách khoa học, minh bạch, phù hợp với tình hình thực tiễn đất nước, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập quốc tế, xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ;
- Tạo động lực giải phóng sức sản xuất, nâng cao năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực;
- Góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả;
- Phòng, chống tham nhũng, lãng phí;
- Bảo đảm đời sống của người hưởng lương và gia đình người hưởng lương, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Tại sao cần xây dựng bảng lương mới theo vị trí việc làm từ 1/7/2024?
Căn cứ theo Mục I Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có nêu rõ về bất cập trong chính sách tiền lương hiện tại, cụ thể:
- Chính sách tiền lương trong khu vực công còn phức tạp, thiết kế hệ thống bảng lương chưa phù hợp với vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo; còn mang nặng tính bình quân, không bảo đảm được cuộc sống, chưa phát huy được nhân tài, chưa tạo được động lực để nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của người lao động.
- Quy định mức lương cơ sở nhân với hệ số không thể hiện rõ giá trị thực của tiền lương.
- Có quá nhiều loại phụ cấp, nhiều khoản thu nhập ngoài lương do nhiều cơ quan, nhiều cấp quyết định bằng các văn bản quy định khác nhau làm phát sinh những bất hợp lý, không thể hiện rõ thứ bậc hành chính trong hoạt động công vụ.
- Chưa phát huy được quyền, trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc đánh giá và trả lương, thưởng, gắn với năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả công tác của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
Do đó, xây dựng 05 bảng lương mới theo vị trí việc làm 2024 là điều hết sức cần thiết.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?