Tổ chức WTO làm mất việc làm và tăng sự nghèo đói có thật sự đúng hay không?
Tổ chức WTO làm mất việc làm và tăng sự nghèo đói có thật sự đúng hay không?
Tổ chức WTO có tên đầy đủ là Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization). Tổ chức này được thành lập và hoạt động từ 01/01/1995 với mục tiêu thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch.
Theo Trung tâm WTO và Hội nhập - VCCI có giải thích về những hiểu sai về WTO trong đó có nội dung giải thích về Tổ chức WTO làm mất việc làm và tăng sự nghèo đói có thật sự đúng hay không, cụ thể:
Sự quy kết này là không đúng và thái quá. Thương mại có thể là một động lực mạnh mẽ tạo ra việc làm và giảm đói nghèo. Đôi khi phải có sự điều chỉnh cần thiết để giải quyết nguy cơ mất việc làm, nhưng trong bất cứ trường hợp nào việc bảo hộ cũng không được xem là một giải pháp. Mối quan hệ giữa thương mại và sự phát triển là phức tạp.
Thương mại tự do và ổn định thúc đẩy phát triển kinh tế. Nó có tiềm năng tạo ra việc làm và cũng giúp cho việc xoá đói giảm nghèo và thường là cả hai. Bên được lợi nhiều nhất là nước hạ thấp rào cản thương mại. Nước xuất khẩu vào nước hạ thấp rào cản cũng có lợi, nhưng ít hơn.
Tuy nhiên, các nhà sản xuất nội địa và công nhân của các nước hạ thấp rào cản (trước đây được bảo vệ) rõ ràng là phải đối mặt với sự cạnh tranh mới khi hàng rào thương mại thấp hơn. Một số nhà sản xuất nội địa tồn tại được là vì biết tạo cho mình khả năng cạnh tranh tốt hơn. Một số hội nhập nhanh hơn bằng việc tìm nguồn nhân lực mới.
Cụ thể, một số nước hội nhập tốt hơn so với nước khác. Đó là do những nước này có chính sách hội nhập hiệu quả hơn. Những nước không có chính sách hội nhập hiệu quả sẽ bỏ lỡ thời cơ là sự thúc đẩy mà thương mại đem lại cho nền kinh tế được thực hiện một cách từ từ tạo điều kiện về mặt thời gian cho các nước thành viên thực hiện việc điều chỉnh cần thiết. Nhiều quy định trong các hiệp định cho phép nước thành viên áp dụng một số biện pháp tình thế nhằm giảm thiểu các thiệt hại do việc nhập khẩu có thể gây nên.
Các biện pháp này, tất nhiên, phải tuân theo những quy định và trình tự hết sức chặt chẽ. Đồng thời, sự tự do hoá trong hệ thống thương mại WTO là kết quả của việc đàm phán. Những nước cảm thấy chưa kịp thích ứng với việc mở cửa, có thể phản đối yêu cầu mở cửa đối với một số lĩnh vực cụ thể.
Trong khi thế giới vẫn còn 1.5 tỷ người dân sống trong tình trạng đói nghèo, chính sách tự do hoá thương mại đã giúp ba tỷ người thoát khỏi cuộc sống đói nghèo kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II.
WTO - tổ chức thương mại thế giới làm mất việc làm và tăng sự nghèo đói có thật sự đúng hay không?
Các nước yếu hơn có bị buộc phải gia nhập tổ chức WTO hay không?
Theo Trung tâm WTO và Hội nhập - VCCI có giải thích về những hiểu sai về WTO trong đó có nội dung giải thích về các nước yếu hơn có bị buộc phải gia nhập WTO hay không, cụ thể:
Trong hệ thống thương mại WTO, tất cả các nước (dù là nước phát triển hay nước đang phát triển) đều phải tuân theo một quy luật chung. Trong quá trình giải quyết tranh chấp của WTO, nhiều nước đang phát triển đã thành công trong việc không thừa nhận các biện pháp của các nước phát triển. Không có WTO, những nước này hẳn đã không có đủ khả năng để chống lại các nước có nền kinh tế mạnh hơn.
Hơn nữa, các nguyên tắc cũng như các hiệp định của WTO đều được thiết lập dựa trên việc đàm phán đa phương.
Xem chi tiết tại: https://trungtamwto.vn/chuyen-de/3-10-dieu-hieu-sai-ve-wto
Tổ chức WTO ảnh hưởng đến mức lương của người lao động Việt Nam hay không?
Căn cứ theo Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.
Theo quy định trên mức lương tối thiểu sẽ được điều chỉnh dựa trên:
- Mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ;
- Tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường;
- Chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế;
- Quan hệ cung, cầu lao động;
- Việc làm và thất nghiệp;
- Năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
Từ các phân tích ở trên có thể thấy WTO ảnh hưởng tích cực đến nền tốc độ phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng là một trong những căn cứ điều chỉnh mức lương tối thiểu nên có thể nói WTO cũng có những tác định gián tiếp đến việc điều chỉnh mức lương của người lao động Việt Nam.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?