Tổ chức đại diện người lao động có được phép tổ chức đình công khi thương lượng tập thể không thành?
Tổ chức đại diện người lao động có được phép tổ chức đình công khi thương lượng tập thể không thành?
Tại khoản 2 Điều 71 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Thương lượng tập thể không thành
1. Thương lượng tập thể không thành thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Một bên từ chối thương lượng hoặc không tiến hành thương lượng trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 70 của Bộ luật này;
b) Đã hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 70 của Bộ luật này mà các bên không đạt được thỏa thuận;
c) Chưa hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 70 của Bộ luật này nhưng các bên cùng xác định và tuyên bố về việc thương lượng tập thể không đạt được thỏa thuận.
2. Khi thương lượng không thành, các bên thương lượng tiến hành thủ tục giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của Bộ luật này. Trong khi đang giải quyết tranh chấp lao động, tổ chức đại diện người lao động không được tổ chức đình công.
Trường hợp thương lượng tập thể với doanh nghiệp không thành thì các bên thương lượng tiến hành thủ tục giải quyết tranh chấp lao động theo quy định pháp luật.
Trong khi đang giải quyết tranh chấp lao động, tổ chức đại diện người lao động không được tổ chức đình công. Do đó, người lao động không được phép đình công sau khi thương lượng tập thể với doanh nghiệp không thành.
Tổ chức đại diện người lao động có được phép tổ chức đình công khi thương lượng tập thể không thành?
Có được xử lý kỷ luật lao động vì người lao động tham gia đình công hay không?
Tại khoản 4 Điều 208 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:
Các hành vi bị nghiêm cấm trước, trong và sau khi đình công
1. Cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công; cản trở người lao động không tham gia đình công đi làm việc.
2. Dùng bạo lực; hủy hoại máy, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động.
3. Xâm phạm trật tự, an toàn công cộng.
4. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động, người lãnh đạo đình công hoặc điều động người lao động, người lãnh đạo đình công sang làm công việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công.
5. Trù dập, trả thù người lao động tham gia đình công, người lãnh đạo đình công.
6. Lợi dụng đình công để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì người sử dụng lao động không được phép xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vì lý do tham gia đình công.
Xử lý vi phạm trong đình công được thực hiện như thế nào?
Tại Điều 217 Bộ luật Lao động 2019 quy định về xử lý vi phạm, cụ thể như sau:
Xử lý vi phạm
1. Người nào có hành vi vi phạm quy định của Bộ luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Khi đã có quyết định của Tòa án về cuộc đình công là bất hợp pháp thì người lao động đang tham gia đình công phải ngừng ngay đình công và trở lại làm việc; nếu người lao động không ngừng đình công, không trở lại làm việc thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
Trong trường hợp cuộc đình công là bất hợp pháp mà gây thiệt hại cho người sử dụng lao động thì tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
3. Người lợi dụng đình công gây mất trật tự, an toàn công cộng, làm tổn hại máy, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động; người có hành vi cản trở thực hiện quyền đình công, kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công; người có hành vi trù dập, trả thù người tham gia đình công, người lãnh đạo cuộc đình công thì tùy theo mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Theo đó xử lý vi phạm trong đình công được thực hiện như sau:
- Trường hợp đình công bất hợp pháp:
+ Phải ngừng ngay đình công và trở lại làm việc, nếu không thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật lao động
+ Tổ chức bồi thường thiệt hại khi quá trình đình công bất hợp pháp gây thiệt hại cho người sử dụng lao động
- Đối với những hành vi sau đây thì tùy theo mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường:
+ Lợi dụng đình công gây mất trật tự, an toàn công cộng
+ Làm tổn hại tài sản của người sử dụng lao động
+ Cản trở thực hiện quyền đình công, kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công;
+ Trù dập, trả thù người tham gia đình công, người lãnh đạo cuộc đình công.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?