Tính lương tháng 13 như thế nào? Lương tháng 13 và thưởng Tết có giống nhau?
Tính lương tháng 13 như thế nào?
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản liên quan không định nghĩa lương tháng 13. Trên thực tế, lương tháng 13 là khoản tiền thưởng người lao động sẽ nhận được vào dịp cuối năm theo sự thỏa thuận giữa các bên, Lương tháng 13 cũng giống như một phần thưởng, quà khích lệ, động viên của người sử dụng lao động.
Bên cạnh đó, Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thưởng thì không yêu cầu doanh nghiệp phải trả lương tháng 13 cho người lao động, cũng như không quy định mức thưởng lương tháng 13 như thế nào nên sẽ do doanh nghiệp chủ động.
Như vậy, người lao động nhận được lương tháng 13 hay không phải căn cứ vào quy chế thưởng của công ty quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Có thể tham khảo 02 cách tính được sử dụng phổ biến tại doanh nghiệp.
(1) Cách tính lương tháng 13 theo tiền lương trung bình
- Đối với người lao động đã làm đủ 12 tháng trở lên:
Mức lương tháng 13 = Tiền lương trung bình 12 tháng
Ví dụ: Anh A có mức lương từ tháng 01/2023 - 10/2023 là 10 triệu đồng/tháng; từ tháng 11/2023 là 12 triệu đồng/tháng.
Như vậy, mức lương tháng 13 của anh được tính như sau: [(10 triệu đồng x 10 tháng ) + (12 triệu đồng x 2 tháng)]/12 tháng = 10,3 triệu đồng.
- Đối với người lao động làm chưa đủ 12 tháng:
Mức lương tháng 13 = Thời gian làm việc trong năm tính thưởng/12 x tiền lương trung bình tính theo thời gian người lao động làm việc
Ví dụ: Chị B làm việc tại công ty X từ tháng 05/2023, tính đến hết tháng 12/2023 là 07 tháng, mức lương là 08 triệu đồng/tháng.
Mức lương tháng 13 của chị B tính như sau: (7 tháng/12 tháng) x 8 triệu đồng = 4,6 triệu đồng.
(2) Cách tính lương tháng 13 theo lương tháng 12
Để đảm bảo có lợi nhất cho người lao động, nhiều doanh nghiệp áp dụng cách tính lương tháng 13 theo mức lương tháng 12, cụ thể:
Mức lương tháng 13 = Mức lương tháng 12
Ví dụ: Anh D làm việc từ tháng 01/2023 - 11/2023 với mức lương là 10 triệu, từ tháng 12/2023, anh được tăng mức lương lên 12 triệu.
Như vậy, anh D sẽ nhận được mức lương tháng 13 là 12 triệu.
Bên cạnh đó, công ty cũng có thể tự điều chỉnh phương pháp tính lương tháng 13 sao cho phù hợp nhất.
Tính lương tháng 13 như thế nào? Lương tháng 13 và thưởng Tết có giống nhau?
Lương tháng 13 và thưởng Tết có giống nhau?
Hiện nay Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản liên quan không định nghĩa cụ thể về thưởng Tết. Mà chỉ có giải thích thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động (Điều 104 Bộ luật Lao động 2019)
Do đó, thưởng tết cũng có thể hiểu là khoản tiền thưởng do người sử dụng lao động quyết định thưởng cho người lao động khi đơn vị hay doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt hoặc khi người lao động hoàn thành xuất sắc công việc được giao.
Lương tháng thứ 13 và thưởng Tết đều có điểm chung là được chi trả vào dịp cuối năm và do người sử dụng lao động quyết định nên nhiều người đã đồng nhất lương thứ 13 với thưởng Tết. Người sử dụng lao động có thể lấy lương tháng thứ 13 như để động viên người lao động cố gắng nỗ lực hơn trong công việc cũng như thưởng thêm 1 khoản tiền Tết.
Như vậy, việc quyết định lương tháng 13 và thưởng Tết có giống nhau hay không cũng như cách tính khoản tiền này sẽ phụ thuộc vào quy chế riêng của từng công ty.
Công ty có được rút lại tuyên bố hứa thưởng lương tháng 13 không?
Hiện nay Bộ luật Lao động 2019 không có quy định cụ thể về hứa thưởng. Tuy nhiên hứa thưởng được đề cập tại Điều 570 Bộ luật Dân sự 2015 có thể hiểu hợp đồng hứa thưởng là hợp đồng được lập ra giữa hai bên nhằm khuyến khích các bên trong quá trình làm việc. Việc hứa thưởng được thực hiện khi mỗi người làm thành công một công việc nào đó hoặc đạt kết quả kinh doanh cao.
Căn cứ theo Điều 571 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về việc rút lại tuyên bố hứa thưởng như sau:
Khi chưa đến hạn bắt đầu thực hiện công việc thì người hứa thưởng có quyền rút lại tuyên bố hứa thưởng của mình. Việc rút lại tuyên bố hứa thưởng phải được thực hiện theo cách thức và trên phương tiện mà việc hứa thưởng đã được công bố.
Như vậy, công ty có quyền rút lại tuyên bố hứa thưởng lương trong trường hợp chưa đến hạn bắt đầu thực hiện công việc thì người hứa thưởng có quyền rút lại tuyên bố hứa thưởng của mình.
Đồng thời công ty phải thực hiện theo cách thức và trên phương tiện mà việc hứa thưởng đã được công bố.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015, hiện nay chưa có chế tài xử lý trường hợp hứa thưởng nhưng không thực hiện. Do đó, nếu công ty hứa thưởng nhưng không thực hiện thì không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, vì hứa thưởng được thể hiện công khai nên việc hứa thưởng sẽ được rất nhiều người biết đến. Do đó, nếu hứa thưởng mà không thực hiện sẽ ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của người hứa thưởng.
Như vậy, không có quy định xử lý trường hợp hứa thưởng lương tháng 13 nhưng không thực hiện. Do đó, có thể thấy, hứa thưởng không bắt buộc phải thực hiện.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?