Tỉnh Kon Tum có bao nhiêu đơn vị hành chính cấp huyện? Người lao động làm việc tại tỉnh Kon Tum nhận được mức lương bao nhiêu?

Tỉnh Kon Tum có bao nhiêu đơn vị hành chính cấp huyện? Người lao động làm việc tại tỉnh Kon Tum nhận được mức lương bao nhiêu?

Tỉnh Kon Tum có bao nhiêu đơn vị hành chính cấp huyện?

Theo Cổng thông tin Điện tử tỉnh Kon Tum thì hiện nay tỉnh Kon Tum có 1 thành phố và 9 huyện, cụ thể như sau:

- Thành phố Kon Tum.

- Huyện Đắk Glei.

- Huyện Đắk Hà.

- Huyện Đắk Tô.

- Huyện Ia H'Drai.

- Huyện Kon Plông.

- Huyện Kon Rẫy.

- Huyện Ngọc Hồi.

- Huyện Sa Thầy.

- Huyện Tu Mơ Rông.

Tỉnh Kon Tum có bao nhiêu đơn vị hành chính cấp huyện? Người lao động làm việc tại tỉnh Kon Tum nhận được mức lương bao nhiêu?

Tỉnh Kon Tum có bao nhiêu đơn vị hành chính cấp huyện? Người lao động làm việc tại tỉnh Kon Tum nhận được mức lương bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Người lao động làm việc tại tỉnh Kon Tum nhận được mức lương bao nhiêu?

Căn cứ Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương như sau:

Tiền lương
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.

Theo đó, tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Các bên thỏa thuận tiền lương theo công việc hoặc theo chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu tháng

(Đơn vị: đồng/tháng)

Mức lương tối thiểu giờ

(Đơn vị: đồng/giờ)

Vùng 1

4.680.000

22.500

Vùng 2

4.160.000

20.000

Vùng 3

3.640.000

17.500

Vùng 4

3.250.000

15.600

Việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động như sau:

- Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.

- Người sử dụng lao động có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.

- Người sử dụng lao động hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.

- Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.

- Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.

- Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại khoản 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP.

Danh mục địa bàn vùng 1, vùng 2, vùng 3, vùng 4 được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP.

Theo đó, mức lương tối thiểu vùng tại tỉnh Kon Tum như sau:

Quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh

Vùng

Lương tối thiểu tháng

(đồng/tháng)

Lương tối thiểu giờ

(đồng/giờ)

- Thành Phố Kom Tum

- Huyện Đăk Hà

III

3.640.000

17.500

- Các huyện Đăk Tô, Đăk Glei, Ia H'Drai, Kon Plông, Kon Rẫy, Ngọc Hồi, Sa Thầy, Tu Mơ Rông

IV

3.250.000

15.600

Theo đó, người lao động làm việc tại tỉnh Kon Tum sẽ được nhận lương theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác và đảm bảo không được thấp hơn mức lương tối thiểu được quy định như trên.

Trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng bị phạt thế nào?

Căn cứ Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 thì người sử dụng lao động trả lương cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác và đảm bảo không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Căn cứ khoản 3, khoản 5 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về tiền lương, cụ thể như sau:

Vi phạm quy định về tiền lương
...
3. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
...

Lưu ý: Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với cá nhân, trường hợp là tổ chức thì áp dụng mức phạt sẽ gấp đôi.

Như vậy trường hợp công ty có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:

- Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

- Từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

- Từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.

Ngoài ra thì công ty còn phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.

Mức lương tối thiểu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Bảng lương tối thiểu năm 2025 của 63 tỉnh, thành phố mới nhất?
Lao động tiền lương
Tỉnh nào của nước ta có ba mặt giáp biển? Tỉnh này có mức lương tối thiểu bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Diện tích Thành phố Hồ Chí Minh là bao nhiêu? Diện tích Thành phố Hồ Chí Minh có ảnh hưởng đến người lao động hay không?
Lao động tiền lương
Mức lương tối thiểu của người lao động hưởng lương khoán là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Tỉnh Tây Nguyên nào sẽ là thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2050? Mức lương tối thiểu ở đây bao nhiêu?
Lao động tiền lương
SDGs có bao nhiêu mục tiêu? Lương tối thiểu của người lao động có được điều chỉnh dựa trên kinh tế không?
Lao động tiền lương
File Excel tra cứu nhanh mức lương tối thiểu mới nhất của người lao động như thế nào?
Lao động tiền lương
Công ty đa quốc gia là gì? Chi nhánh công ty đa quốc gia tại Việt Nam trả lương thấp hơn lương tối thiểu bị xử phạt ra sao?
Lao động tiền lương
Quốc lộ 1A đi qua những tỉnh, thành nào? Tỉnh nào có đường QL1A dài nhất? Mức lương tối thiểu tại đây là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Mức lương tối thiểu tại tỉnh có nhiều thành phố nhất Việt Nam là bao nhiêu?
Đi đến trang Tìm kiếm - Mức lương tối thiểu
4,490 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào