Tiêu chuẩn chung danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở trong Bộ Quốc phòng là gì?
Tiêu chuẩn chung danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở trong Bộ Quốc phòng là gì?
Theo Điều 7 Thông tư 13/2022/TT-BQP quy định thì tiêu chuẩn chung danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở trong Bộ Quốc phòng như sau:
- Về phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức
+ Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước. Nắm vững và vận dụng đúng đắn những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ của Quân đội, quy định của đơn vị và địa phương nơi cư trú.
+ Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu, lối sống trong sạch, lành mạnh được tập thể nhà trường, khoa (bộ môn) và học viên tín nhiệm.
+ Trong năm học được đánh giá xếp loại cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; đối với giáo viên mầm non phải đảm bảo đạt chuẩn nghề nghiệp theo quy định mức độ Khá trở lên.
- Trình độ học vấn
Đạt trình độ học vấn theo quy định hiện hành đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm, có văn bằng tốt nghiệp đào tạo giảng viên, giáo viên hoặc có các chứng chỉ theo quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng.
- Về giảng dạy
+ Đạt định mức về giờ chuẩn giảng dạy của năm học đối với nhà giáo trong Quân đội theo quy định hiện hành của Bộ Quốc phòng.
+ Có thời gian trực tiếp giảng dạy liên tục từ 03 năm trở lên trước khi nộp hồ sơ đăng ký xét, công nhận Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi.
+ Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm và phương pháp giảng dạy tốt. Kết quả thực hành giảng dạy đạt loại Giỏi trở lên trong hội thi, hội giảng do nhà trường tổ chức của năm học.
+ Kết quả học tập của các đơn vị (lớp) học viên do nhà giáo được phân công giảng dạy học phần hoặc môn học trong năm học: Từ 90% đạt yêu cầu trở lên, trong đó, có trên 50% đạt khá, giỏi.
- Đạt định mức về nghiên cứu khoa học của năm học đối với nhà giáo trong Quân đội theo quy định hiện hành của Bộ Quốc phòng, trong đó phải có dù tiêu chuẩn về nghiên cứu khoa học quy định tại Điều 8 Thông tư 13/2022/TT-BQP.
Tiêu chuẩn chung danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở trong Bộ Quốc phòng là gì? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc xét, công nhận danh hiệu Giáo viên dạy giỏi trong Bộ Quốc phòng là gì?
Theo Điều 4 Thông tư 13/2022/TT-BQP quy định thì nguyên tắc xét, công nhận danh hiệu Giáo viên dạy giỏi trong Bộ Quốc phòng như sau:
- Căn cứ các tiêu chuẩn Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi quy định ở từng cấp.
+ Cấp cơ sở: Đánh giá kết quả thực hành dạy thông qua hội thi, hội giảng kết hợp với công tác thanh tra, kiểm tra, kết quả hoàn thành nhiệm vụ năm học theo tiêu chuẩn Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi quy định tại Thông tư 13/2022/TT-BQP.
+ Cấp Bộ Quốc phòng: Thành lập Hội đồng cấp Bộ Quốc phòng xét duyệt thông qua hồ sơ theo tiêu chuẩn Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi quy định tại Thông tư 13/2022/TT-BQP.
- Bảo đảm chính xác, công bằng, công khai, dân chủ, minh bạch, khách quan, thực chất và trung thực.
- Đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của Bộ Quốc phòng.
- Kết quả xét Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi của cấp cơ sở phải thông qua cấp ủy cùng cấp trước khi tổng hợp, báo cáo đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Quy trình xét công nhận danh hiệu Giáo viên dạy giỏi trong Bộ Quốc phòng cấp tổ, bộ môn thế nào?
Theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 13/2022/TT-BQP quy trình xét, đề nghị cấp tổ, bộ môn như sau:
- Nhà giáo căn cứ các tiêu chuẩn theo quy định tại Thông tư 13/2022/TT-BQP, tự nguyện lập hồ sơ (03 bộ), nộp cho tổ, bộ môn để đề nghị xét, công nhận danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi.
- Chỉ huy tổ, bộ môn tổ chức họp toàn thể nhà giáo trong tổ, bộ môn để xét nhà giáo có đủ tiêu chuẩn theo quy định.
- Tổ chức lấy tín nhiệm bằng hình thức bỏ phiếu kín. Nhà giáo đạt 90% số phiếu tín nhiệm trở lên so với tổng số nhà giáo trong tổ, bộ môn, được báo cáo lên khoa; hồ sơ gồm: Danh sách đề nghị theo Mẫu số 05 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 13/2022/TT-BQP, kèm theo Hồ sơ của nhà giáo theo quy định tại Điều 9 Thông tư 13/2022/TT-BQP.
- Đối với cán bộ quản lý giáo dục, thực hiện quy trình xét, đề nghị như sau:
+ Căn cứ các tiêu chuẩn theo quy định tại Thông tư 13/2022/TT-BQP, tự nguyện lập hồ sơ (03 bộ), nộp cho tổ, bộ môn để đề nghị xét, công nhận.
+ Chỉ huy tổ, bộ môn tổ chức họp toàn thể nhà giáo trong tổ, bộ môn để xét nhà giáo có đủ tiêu chuẩn theo quy định.
- Black Friday là ngày nào 2024? Black Friday 2024 kéo dài bao lâu? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này không?
- Lễ Tạ Ơn là thứ mấy? Đây có phải là ngày lễ lớn của người lao động không?
- Chốt 02 bảng lương mới của toàn bộ công chức viên chức khi cải cách tiền lương sau năm 2026 không áp dụng cho đối tượng nào?
- Chính thức lương mới 2025 trong 01 bảng lương chức vụ, 01 bảng lương chuyên môn nghiệp vụ và 03 bảng lương LLVT hay 07 bảng lương như hiện nay?
- Chính thức 05 bảng lương mới của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước và LLVT mở rộng quan hệ tiền lương thế nào?