Tiêu chuẩn chứng chỉ bồi dưỡng ngạch công chức chuyên ngành kế toán theo quy định mới đã mở rộng hơn so với trước đây?
- Tiêu chuẩn chứng chỉ bồi dưỡng ngạch công chức chuyên ngành kế toán theo quy định mới đã mở rộng hơn so với trước đây?
- Công chức chuyên ngành kế toán có chứng chỉ hoàn thành các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch trước ngày 30/6/2022 thì có phải tham gia chương trình bồi dưỡng kiến thức hay không?
- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ mà một Kế toán viên cần đáp ứng là gì?
Tiêu chuẩn chứng chỉ bồi dưỡng ngạch công chức chuyên ngành kế toán theo quy định mới đã mở rộng hơn so với trước đây?
* Đối với ngạch Kế toán viên cao cấp:
Căn cứ điểm c khoản 4 Điều 5 Thông tư 29/2022/TT-BTC quy định về chứng chỉ bồi dưỡng ngạch đối với Kế toán viên cao cấp, cụ thể:
Kế toán viên cao cấp (mã số 06.029)
...
4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
...
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính.
Theo đó, tiêu chuẩn về chứng chỉ bồi dưỡng ngạch Kế toán viên cao cấp là phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính.
* Đối với ngạch Kế toán viên chính
Căn cứ điểm b khoản 4 Điều 6 Thông tư 29/2022/TT-BTC quy định về chứng chỉ bồi dưỡng ngạch Kế toán viên chính, cụ thể:
Kế toán viên chính (mã số 06.030)
...
4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
...
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính.
Theo đó, tiêu chuẩn về chứng chỉ bồi dưỡng ngạch Kế toán viên chính là phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính.
* Đối với ngạch Kế toán viên
Căn cứ điểm b khoản 4 Điều 7 Thông tư 29/2022/TT-BTC quy định về chứng chỉ bồi dưỡng ngạch Kế toán viên, cụ thể:
Kế toán viên (mã số 06.031)
...
4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
...
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương.
Theo đó, tiêu chuẩn về chứng chỉ bồi dưỡng ngạch Kế toán viên là phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương.
* Đối với ngạch kế toán viên trung cấp: Không quy định về chứng chỉ bồi dưỡng ngạch.
Đối chiếu với quy định cũ, tại Thông tư 77/2019/TT-BTC (có hiệu lực từ 01/01/2020 - 18/07/2022) quy định về tiêu chuẩn ngạch công chức chuyên ngành kế toán như sau:
- Đối với ngạch kế toán viên cao cấp: Có chứng chỉ chương trình bồi dưỡng ngạch kế toán viên cao cấp.
- Đối với ngạch kế toán viên chính: Có chứng chỉ chương trình bồi dưỡng ngạch kế toán viên chính.
- Đối với ngạch kế toán viên kế toán viên: Có chứng chỉ chương trình bồi dưỡng ngạch kế toán viên.
- Đối với ngạch kế toán viên trung cấp: Có chứng chỉ chương trình bồi dưỡng ngạch kế toán viên trung cấp.
Theo đó, kể từ ngày 18/07/2022, Thông tư 29/2022/TT-BTC có hiệu lực đã quy định mở rộng hơn về tiêu chuẩn bồi dưỡng ngạch công chức chuyên ngành kế toán so với quy định cũ, cụ thể chấp nhận sử dụng chứng chỉ tương đương trong tiêu chuẩn về chứng chỉ bồi dưỡng ngạch công chức chuyên ngành kế toán.
Tiêu chuẩn chứng chỉ bồi dưỡng ngạch công chức chuyên ngành kế toán theo quy định mới đã mở rộng hơn so với trước đây? (Hình ảnh từ Internet)
Công chức chuyên ngành kế toán có chứng chỉ hoàn thành các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch trước ngày 30/6/2022 thì có phải tham gia chương trình bồi dưỡng kiến thức hay không?
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 25 Thông tư 29/2022/TT-BTC thì đối với công chức, viên chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ có chứng chỉ hoàn thành các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch trước ngày 30 tháng 6 năm 2022 thì không phải tham gia các chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước hoặc bồi dưỡng theo chức danh nghề nghiệp tương ứng theo quy định.
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ mà một Kế toán viên cần đáp ứng là gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 7 Thông tư 29/2022/TT-BTC, tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ mà một kế toán viên cần đáp ứng như sau:
- Nắm vững và tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán, nguyên lý kế toán, các chế độ tài chính, thống kê, các chuẩn mực kế toán và thông tin kinh tế có liên quan;
- Nắm được các quy định cụ thể về hình thức và phương pháp kế toán; các chế độ kế toán áp dụng trong ngành, lĩnh vực kế toán nhà nước;
- Biết phương pháp nghiên cứu, đề xuất triển khai hoặc bổ sung, sửa đổi quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ, tổng kết cải tiến nghiệp vụ quản lý, nắm được xu thế phát triển nghiệp vụ trong nước và quốc tế;
- Biết tổ chức triển khai các hoạt động về quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ, quy trình luân chuyển chứng từ, phương pháp quản lý và điều hành đối với nhiệm vụ kế toán trong đơn vị;
- Có khả năng tiếp thu, nắm bắt và kỹ năng sử dụng công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật hiện đại để trao đổi và sử dụng các tài liệu kế toán, thông tin kế toán, phần mềm kế toán, chứng từ điện tử và giao dịch điện tử;
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?