Tiêu chuẩn bổ nhiệm hiệu trưởng trường mầm non mới nhất?
Tiêu chuẩn của Hiệu trưởng mầm non quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 9 Quy định điều kiện, tiêu chuẩn chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng (và tương đương); Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp; Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non, phổ thông và Trường phổ thông nhiều cấp học công lập thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 1452/QĐ-GDĐT-TC năm 2018 của Sở GD-ĐT TPHCM quy định về tiêu chuẩn cụ thể đối với Hiệu trưởng trường Mầm non công lập trực thuộc như sau:
Tiêu chuẩn cụ thể đối với Trưởng phòng ban cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo; Trưởng các đơn vị trực thuộc (và tương đương), Hiệu trưởng Trường Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, Hiệu trưởng trường Mầm non, phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học công lập trực thuộc.
...
2. Đối với chức danh Trưởng đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, Hiệu trưởng Trường Mầm non, phổ thông, Trường phổ thông có nhiều cấp học công lập trực thuộc: có ít nhất 03 năm giữ chức vụ Phó Trưởng đơn vị thuộc cấp học tương ứng, kể cả giáo dục nghề nghiệp.
Trường hợp Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng (và tương đương) thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo được điều động, bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Mầm non, Trường phổ thông, Trường phổ thông có nhiều cấp học công lập trực thuộc phải có thời gian giảng dạy ít nhất 05 năm tại cấp học đó, hoặc cấp học cao nhất đối với trường có nhiều cấp học theo quy định của điều lệ, quy chế trường học, trung tâm do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
Theo đó, tiêu chuẩn của Hiệu trưởng Trường Mầm non cụ thể là:
- Có ít nhất 03 năm giữ chức vụ Phó hiệu trưởng trường mầm non;
- Trường hợp Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng (và tương đương) thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo được điều động, bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Mầm non thì phải có thời gian giảng dạy ít nhất 05 năm tại cấp học đó.
Tiêu chuẩn bổ nhiệm hiệu trưởng trường mầm non mới nhất?
Tiêu chuẩn bổ nhiệm hiệu trưởng trường mầm non mới nhất?
Căn cứ theo Điều 6, Điều 7, Điều 8 và Điều 9 Quy định điều kiện, tiêu chuẩn chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng (và tương đương); Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp; Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non, phổ thông và Trường phổ thông nhiều cấp học công lập thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 1452/QĐ-GDĐT-TC năm 2018 của Sở GD-ĐT TPHCM quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm của Hiệu trưởng trường mầm non như sau:
- Điều kiện về phẩm chất chính trị;
- Đều kiện về năng lực công tác;
- Điều kiện về trình độ;
- Có ít nhất 03 năm giữ chức vụ Phó hiệu trưởng trường mầm non;
- Trường hợp Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng (và tương đương) thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo được điều động, bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Mầm non thì phải có thời gian giảng dạy ít nhất 05 năm tại cấp học đó.
Lưu ý: Các tiêu chuẩn bổ nhiệm nêu trên là tiêu chuẩn bổ nhiệm Hiệu trưởng trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh, tiêu chuẩn bổ nhiệm Hiệu trưởng trường mầm non các tỉnh thành khác có thể sử dụng để tham khảo.
Các mức đánh giá khả năng sử dụng ngoại ngữ của Hiệu trưởng trường mầm non như thế nào?
Căn cứ theo Điều 8 Quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư 25/2018/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc) và công nghệ thông tin như sau:
Tiêu chuẩn 5. Sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc) và công nghệ thông tin
Có khả năng sử dụng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) hoặc tiếng dân tộc đối với vùng dân tộc thiểu số; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị nhà trường.
1. Tiêu chí 17. Sử dụng ngoại ngữ
a) Mức đạt: Nghe, nói được một số câu giao tiếp đơn giản bằng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) hoặc giao tiếp thông thường bằng tiếng dân tộc đối với vùng dân tộc thiểu số;
b) Mức khá: Tổ chức xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển năng lực sử dụng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) cho cán bộ, giáo viên và nhân viên trong nhà trường hoặc giao tiếp bằng tiếng dân tộc đối với vùng dân tộc thiểu số trong việc phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội;
c) Mức tốt: Viết và trình bày đoạn văn đơn giản về các chủ đề quen thuộc bằng một ngoại ngữ trong hoạt động chuyên môn về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em (ưu tiên tiếng Anh) hoặc sử dụng thành thạo tiếng dân tộc đối với vùng dân tộc thiểu số; chia sẻ kinh nghiệm với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc).
...
Theo đó, có 03 mức đánh giá khả năng sử dụng ngoại ngữ của Hiệu trưởng trường mầm non là mức đạt, mức khá và mức tốt. Đối với mỗi mức đánh giá sẽ có những yêu cầu về khả năng sử dụng ngoại ngữ khác nhau.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Nghị quyết 18: Hướng dẫn thực hiện cải cách tiền lương cán bộ công chức viên chức và người lao động tại đơn vị sự nghiệp y tế cần trích nguồn thu để lại để tạo nguồn, vậy tỷ lệ trích nguồn thu như thế nào?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?