Tiêu chuẩn bổ nhiệm Cán bộ điều tra thuộc Cơ quan điều tra của VKSNDTC gồm những gì?
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Cán bộ điều tra thuộc Cơ quan điều tra của VKSNDTC gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 01/2024/TT-VKSTC và khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 46 Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự 2015, tiêu chuẩn bổ nhiệm Cán bộ điều tra gồm:
- Tiêu chuẩn bổ nhiệm Cán bộ điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao:
+ Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
+ Có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa;
+ Có trình độ đại học An ninh, đại học Cảnh sát hoặc cử nhân luật trở lên.
+ Có thời gian làm công tác pháp luật theo quy định của Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự 2015.
+ Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
+ Công chức sau khi được tuyển dụng, hết thời gian tập sự và được bổ nhiệm chính thức vào ngạch công chức.
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Cán bộ điều tra thuộc Cơ quan điều tra của VKSNDTC gồm những gì? (Hình từ Internet)
Trình tự bổ nhiệm Cán bộ điều tra thuộc Cơ quan điều tra của VKSNDTC được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 16 Thông tư 01/2024/TT-VKSTC quy định như sau:
Trình tự, thủ tục bổ nhiệm Cán bộ điều tra
1. Thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm nhân sự đủ tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm Cán bộ điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Hồ sơ bổ nhiệm gửi Vụ Tổ chức cán bộ để thẩm định, trình Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định.
2. Thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương bổ nhiệm nhân sự đủ tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm Cán bộ điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương. Phòng Tổ chức cán bộ Viện kiểm sát quân sự trung ương xây dựng hồ sơ bổ nhiệm trình Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương quyết định.
Theo đó, việc bổ nhiệm Cán bộ điều tra thuộc Cơ quan điều tra của VKSNDTC được thực hiện theo trình tự sau:
- Thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm nhân sự đủ tiêu chuẩn và điều kiện bổ nhiệm Cán bộ điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Hồ sơ bổ nhiệm được gửi Vụ Tổ chức cán bộ để thẩm định và trình Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định.
Hồ sơ bổ nhiệm Cán bộ điều tra thuộc Cơ quan điều tra của VKSNDTC gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 17 Thông tư 01/2024/TT-VKSTC quy định như sau:
Hồ sơ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đến tuổi nghỉ hưu
Hồ sơ nhân sự bổ nhiệm, bổ nhiệm lại phải được kê khai trung thực, chính xác, đầy đủ nội dung nêu tại các mục và phải được cấp có thẩm quyền xác nhận hoặc chứng thực theo quy định, bao gồm:
1. Hồ sơ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chức vụ, chức danh gồm các tài liệu sau đây:
a. Tờ trình và biên bản kiểm phiếu ở các bước;
b. Nghị quyết của Ban cán sự đảng (đối với chức vụ) về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại;
c. Văn bản hiệp y của cấp ủy địa phương (đối với chức vụ) theo quy định;
d. Sơ yếu lý lịch theo mẫu tại Thông tư số 06/2023/TT-BNV ngày 04/5/2023 của Bộ Nội vụ ban hành quy chế cập nhật, sử dụng, khai thác dữ liệu, thông tin của cơ sở dữ liệu quốc gia về công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước;
đ. Bản tự nhận xét, đánh giá 3 năm công tác gần nhất (đối với việc bổ nhiệm); 05 năm (đối với bổ nhiệm lại chức vụ); việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ (đối với việc bổ nhiệm lại chức danh); bản tự nhận xét, đánh giá quá trình công tác (đối với việc bổ nhiệm Cán bộ điều tra);
e. Nhận xét, đánh giá của lãnh đạo và cấp ủy cơ quan, đơn vị về phẩm chất đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết nội bộ; năng lực công tác và kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; trong đó thể hiện rõ trong quá trình công tác có sản phẩm cụ thể, thành tích công tác, hạn chế, khuyết điểm, vi phạm (nếu có); uy tín và triển vọng phát triển trong 03 năm gần nhất (đối với bổ nhiệm), 05 năm gần nhất (đối với bổ nhiệm lại chức vụ); trong nhiệm kỳ (đối với bổ nhiệm lại chức danh); quá trình công tác (đối với việc bổ nhiệm Cán bộ điều tra);
g. Nhận xét, đánh giá của cấp ủy nơi cư trú đối với bản thân và gia đình;
h. Kết luận của cơ quan có thẩm quyền về tiêu chuẩn chính trị (đối với bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chức vụ và bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chức danh Điều tra viên cao cấp);
i. Bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định (có xác nhận của người kê khai và người nhận kê khai theo quy định);
k. Bản sao có chứng thực các văn bằng, chứng chỉ về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị có liên quan đến việc bổ nhiệm lần đầu, trường hợp bổ nhiệm lại chỉ bổ sung văn bằng chứng chỉ mới (nếu có);
l. Giấy chứng nhận sức khỏe của cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.
...
Theo đó, hồ sơ bổ nhiệm Cán bộ điều tra thuộc Cơ quan điều tra của VKSNDTC gồm:
- Tờ trình và biên bản kiểm phiếu ở các bước;
- Nghị quyết của Ban cán sự đảng (đối với chức vụ) về việc bổ nhiệm;
- Văn bản hiệp y của cấp ủy địa phương (đối với chức vụ) theo quy định;
- Sơ yếu lý lịch theo mẫu tại Thông tư 01/2024/TT-VKSTC ;
- Bản tự nhận xét, đánh giá 3 năm công tác gần nhất (đối với việc bổ nhiệm);
- Bản tự nhận xét, đánh giá quá trình công tác;
- Nhận xét, đánh giá của lãnh đạo và cấp ủy cơ quan, đơn vị về phẩm chất đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết nội bộ; năng lực công tác và kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; trong đó thể hiện rõ trong quá trình công tác có sản phẩm cụ thể, thành tích công tác, hạn chế, khuyết điểm, vi phạm (nếu có); quá trình công tác (đối với việc bổ nhiệm Cán bộ điều tra);
- Nhận xét, đánh giá của cấp ủy nơi cư trú đối với bản thân và gia đình;
- Bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định (có xác nhận của người kê khai và người nhận kê khai theo quy định);
- Bản sao có chứng thực các văn bằng, chứng chỉ về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị có liên quan đến việc bổ nhiệm lần đầu;
- Giấy chứng nhận sức khỏe của cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.
Thông tư 01/2024/TT-VKSTC có hiệu lực từ ngày 10/06/2024.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?