Tiêu chí xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đối với viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý ngành Kiểm sát nhân dân là gì?
- Tiêu chí xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đối với viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý ngành Kiểm sát nhân dân là gì?
- Tài liệu kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức ngành Kiểm sát nhân dân gồm những gì?
- Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức ngành Kiểm sát nhân dân được sử dụng để làm gì?
Tiêu chí xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đối với viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý ngành Kiểm sát nhân dân là gì?
Căn cứ Điều 13 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 323/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định như sau:
Tiêu chí xếp loại chất lượng viên chức ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
1. Viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khi có kết quả chấm điểm đạt từ 90 điểm đến 100 điểm và đạt được tất cả các tiêu chí sau đây:
a) Thực hiện tốt các quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 6 Điều 5 Quy chế này;
b) Hoàn thành 100% nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, theo kế hoạch đã đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả cao, trong đó có ít nhất 50% nhiệm vụ hoàn thành vượt mức;
c) Hoàn thành tốt các nhiệm vụ đột xuất (nếu có).
2. Viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khi có kết quả chấm điểm đạt từ 90 điểm đến 100 điểm và đạt được tất cả các tiêu chí sau đây:
a) Thực hiện tốt các quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, điểm a khoản 5 và khoản 6 Điều 5 Quy chế này;
b) Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao đều hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, hiệu quả cao;
c) Hoàn thành tốt các nhiệm vụ đột xuất (nếu có);
d) Đơn vị hoặc lĩnh vực công tác được giao phụ trách hoàn thành tất cả các chỉ tiêu, nhiệm vụ, trong đó ít nhất 50% chỉ tiêu, nhiệm vụ hoàn thành vượt mức;
đ) 100% đơn vị thuộc thẩm quyền phụ trách, quản lý trực tiếp được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trở lên, trong đó ít nhất 70% hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Theo đó, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khi có kết quả chấm điểm đạt từ 90 điểm đến 100 điểm và đạt được tất cả các tiêu chí sau đây:
- Thực hiện tốt các quy định sau:
+ Chính trị, tư tưởng;
+ Đạo đức, lối sống;
+ Tác phong, lề lối làm việc;
+ Ý thức tổ chức kỷ luật;
+ Thái độ phục vụ nhân dân đối với những vị trí tiếp xúc trực tiếp đối hoặc trực tiếp giải quyết công việc của người dân.
- Hoàn thành 100% nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, theo kế hoạch đã đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả cao, trong đó có ít nhất 50% nhiệm vụ hoàn thành vượt mức;
- Hoàn thành tốt các nhiệm vụ đột xuất (nếu có).
Tiêu chí xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đối với viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý ngành Kiểm sát nhân dân là gì? (Hình từ Internet)
Tài liệu kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức ngành Kiểm sát nhân dân gồm những gì?
Căn cứ Điều 24 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 323/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định như sau:
Lưu trữ tài liệu
Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức và người lao động được thể hiện bằng văn bản, lưu vào hồ sơ công chức, viên chức và người lao động bao gồm:
1. Biên bản cuộc họp nhận xét, đánh giá;
2. Phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức và người lao động;
3. Nhận xét của cấp ủy nơi công tác (nếu có);
4. Kết luận và thông báo bằng văn bản về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức và người lao động của cấp có thẩm quyền.
5. Hồ sơ giải quyết kiến nghị về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức và người lao động (nếu có);
6. Các văn bản khác (nếu có).
Theo đó, tài kiệu kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức ngành Kiểm sát nhân dân được thể hiện bằng văn bản, lưu vào hồ sơ viên chức bao gồm:
- Biên bản cuộc họp nhận xét, đánh giá;
- Phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức.
- Nhận xét của cấp ủy nơi công tác (nếu có);
- Kết luận và thông báo bằng văn bản về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức của cấp có thẩm quyền.
- Hồ sơ giải quyết kiến nghị về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức (nếu có);
- Các văn bản khác (nếu có).
Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức ngành Kiểm sát nhân dân được sử dụng để làm gì?
Căn cứ Điều 22 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 323/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định như sau:
Sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại công chức, viên chức và người lao động
1. Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức là căn cứ để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá và xếp loại chất lượng đảng viên và thực hiện các chính sách khác đối với công chức, viên chức.
2. Việc sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại công chức theo quy định tại Luật Cán bộ, công chức; đối với viên chức theo quy định tại Luật Viên chức.
Theo đó, kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức ngành Kiểm sát nhân dân là căn cứ để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá và xếp loại chất lượng đảng viên và thực hiện các chính sách khác đối với viên chức.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?