Tiếp tục điều chỉnh để đạt tỷ lệ hưởng lương hưu cao nhất phù hợp với thông lệ quốc tế cụ thể ra sao?

Để đạt tỷ lệ hưởng lương hưu cao nhất phù hợp với thông lệ quốc tế thì tiếp tục điều chỉnh những gì?

Tiếp tục điều chỉnh để đạt tỷ lệ hưởng lương hưu cao nhất phù hợp với thông lệ quốc tế cụ thể ra sao?

Căn cứ tiểu mục 9 Mục III Nghị quyết 28-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội do Ban Chấp hàng Trung ương ban hành có nêu:

III- NỘI DUNG CẢI CÁCH
Thực hiện đồng bộ các nội dung cải cách để mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội, hướng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân; bảo đảm cân đối Quỹ bảo hiểm xã hội trong dài hạn, điều chỉnh lương hưu độc lập tương đối trong mối tương quan với tiền lương của người đang làm việc, thay đổi cách thức điều chỉnh lương hưu theo hướng chia sẻ.
...
9. Điều chỉnh tỉ lệ tích luỹ để đạt tỉ lệ hưởng lương hưu tối đa phù hợp với thông lệ quốc tế
Sửa đổi cách tính lương hưu theo hướng giảm tỉ lệ tích luỹ, bảo đảm khả năng cân đối quỹ hưu trí trong dài hạn, phù hợp với thông lệ quốc tế. Có lộ trình điều chỉnh kéo dài thời gian tham gia bảo hiểm xã hội thực tế, bảo vệ quyền lợi của người hưởng chế độ hưu trí theo nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng và chia sẻ phù hợp.
...

Theo đó, Nghị quyết 28-NQ/TW năm 2018 sẽ triển khai thực hiện đồng bộ các nội dung cải cách để điều chỉnh lương hưu độc lập tương đối trong mối tương quan với tiền lương của người đang làm việc, thay đổi cách thức điều chỉnh lương hưu theo hướng chia sẻ.

Một trong những nội dung cải cách chính sách bảo hiểm xã hội đó là điều chỉnh tỷ lệ tích lũy để đạt tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa phù hợp với thông lệ quốc tế, trong đó:

- Sửa đổi cách tính lương hưu theo hướng giảm tỉ lệ tích luỹ, bảo đảm khả năng cân đối quỹ hưu trí trong dài hạn, phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Có lộ trình điều chỉnh kéo dài thời gian tham gia bảo hiểm xã hội thực tế, bảo vệ quyền lợi của người hưởng chế độ hưu trí theo nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng và chia sẻ phù hợp.

Tiếp tục điều chỉnh để đạt tỷ lệ hưởng lương hưu cao nhất phù hợp với thông lệ quốc tế cụ thể ra sao?

Tiếp tục điều chỉnh để đạt tỷ lệ hưởng lương hưu cao nhất phù hợp với thông lệ quốc tế cụ thể ra sao? (Hình từ Internet)

Mục tiêu cải cách chính sách bảo hiểm xã hội giai đoạn đến năm 2025 là gì?

Căn cứ tiểu mục 2.2 Mục II Nghị quyết 28-NQ/TW năm 2018 có nêu:

II- QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO VÀ MỤC TIÊU
...
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Cải cách chính sách bảo hiểm xã hội để bảo hiểm xã hội thực sự là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ bảo hiểm xã hội, hướng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân. Phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại và hội nhập quốc tế theo nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và phát triển hệ thống thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, tin cậy và minh bạch.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Giai đoạn đến năm 2021:
Phấn đấu đạt khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 1% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng 28% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp; có khoảng 45% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; tỉ lệ giao dịch điện tử đạt 100%; thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; giảm số giờ giao dịch giữa cơ quan bảo hiểm xã hội với doanh nghiệp đạt mức ASEAN 4; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội đạt mức 80%.
Giai đoạn đến năm 2025:
Phấn đấu đạt khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 2,5% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp; có khoảng 55% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội đạt mức 85%.
Giai đoạn đến năm 2030:
Phấn đấu đạt khoảng 60% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 5% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp; khoảng 60% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội đạt mức 90%.

Theo đó, mục tiêu cải cách chính sách bảo hiểm xã hội giai đoạn đến năm 2025 như sau:

- Phấn đấu đạt khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 2,5% lực lượng lao động trong độ tuổi;

- Khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp;

- Khoảng 55% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội;

- Chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội đạt mức 85%.

Tạm dừng hưởng lương hưu trong trường hợp nào từ 1/7/2025?

Căn cứ khoản 1 Điều 75 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:

Tạm dừng, chấm dứt, tiếp tục hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng
1. Tạm dừng việc hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng đối với người đang hưởng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Xuất cảnh trái phép;
b) Bị Tòa án tuyên bố mất tích;
c) Khi không xác minh được thông tin người thụ hưởng theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 11 của Luật này.
2. Chấm dứt việc hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng đối với người đang hưởng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết;
b) Từ chối hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bằng văn bản;
c) Kết luận của cơ quan có thẩm quyền về hưởng bảo hiểm xã hội không đúng quy định của pháp luật.
3. Lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng của đối tượng quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này được tiếp tục chi trả bao gồm cả tiền lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng của thời gian chưa nhận khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người xuất cảnh trái phép trở về;
b) Có quyết định của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích hoặc quyết định tuyên bố là đã chết;
c) Đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này đã xác minh được thông tin theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 11 của Luật này.
4. Lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm b khoản 2 Điều này được tiếp tục chi trả kể từ thời điểm cơ quan bảo hiểm xã hội nhận văn bản đề nghị được hưởng lại lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng và không bao gồm tiền lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng của thời gian chưa nhận do từ chối nhận.
...

Theo đó, từ 1/7/2025 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực quy định những trường hợp sau đây sẽ bị tạm dừng việc hưởng lương hưu:

- Xuất cảnh trái phép;

- Bị Tòa án tuyên bố mất tích;

- Khi không xác minh được thông tin người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

Lưu ý: Luật Bảo hiểm xã hội 2024 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/07/2025.

Điều chỉnh lương hưu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về điều chỉnh lương hưu toàn bộ người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu trong Báo cáo của Chính phủ đúng không?
Lao động tiền lương
Thông tin về điều chỉnh lương hưu tại Nghị quyết 159 do Quốc hội ban hành như thế nào?
Lao động tiền lương
Chính thức mở rộng quy định điều chỉnh lương hưu từ 01/7/2025 theo Luật Bảo hiểm xã hội mới nhất, cụ thể ra sao?
Lao động tiền lương
Triển khai chế độ tiền lương mới cho CBCCVC, điều chỉnh lương hưu và các khoản trợ cấp theo Nghị quyết 27, cụ thể như thế nào?
Lao động tiền lương
Lương hưu luôn được điều chỉnh dù không tăng lương cơ sở sau 2024 nữa có đúng không?
Lao động tiền lương
Tiếp tục điều chỉnh lương hưu trên mức hưởng đợt tăng lần 2 của người nghỉ hưu trước 1995 vào thời điểm Luật BHXH mới có hiệu lực đúng không?
Lao động tiền lương
Hạn chót tháng 12/2024, điều chỉnh lương hưu cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang về việc báo cáo cấp có thẩm quyền mở rộng phạm vi sử dụng nguồn tích lũy cải cách tiền lương?
Lao động tiền lương
Nghị quyết 122: Triển khai kịp thời điều chỉnh lương hưu toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang có đúng không?
Lao động tiền lương
Lý do chưa thể tăng tiền lương CBCCVC, điều chỉnh lương hưu trong năm 2025 là gì?
Lao động tiền lương
Chính thức 02 mốc thời gian thay đổi điều chỉnh lương hưu trong năm 2025 là gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Điều chỉnh lương hưu
256 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào