Tiền lương của người quản lý Công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được xác định theo nguyên tắc nào?
- Có các chức danh quản lý, kiểm soát nào trong công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
- Tiền lương của người quản lý Công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được xác định theo nguyên tắc nào?
- Xếp lương của người quản lý Công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được quy định như thế nào theo Nghị định 21/2024/NĐ-CP?
Có các chức danh quản lý, kiểm soát nào trong công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định 52/2016/NĐ-CP có cụm từ bị thay thế bởi khoản 1 Điều 2 Nghị định 21/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người quản lý, Kiểm soát viên chuyên trách và người quản lý, Kiểm soát viên không chuyên trách, bao gồm: Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty; Thành viên Hội đồng thành viên; Trưởng ban kiểm soát; Kiểm soát viên; Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng (không bao gồm Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng làm việc theo hợp đồng lao động).
...
Theo đó, các chức danh quản lý, kiểm soát trong công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
- Thành viên Hội đồng thành viên;
- Trưởng ban kiểm soát;
- Kiểm soát viên;
- Tổng Giám đốc, Giám đốc (không bao gồm Tổng Giám đốc, Giám đốc làm việc theo hợp đồng lao động);
- Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc (không bao gồm Phó Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc làm việc theo hợp đồng lao động);
- Kế toán trưởng (không bao gồm Kế toán trưởng làm việc theo hợp đồng lao động).
Tiền lương của người quản lý Công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được xác định theo nguyên tắc nào?
Tiền lương của người quản lý Công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được xác định theo nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 52/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung, thay thế và bãi bỏ bởi khoản 1, 3 và 8 Điều 2 Nghị định 21/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc xác định, trả tiền lương, thù lao, tiền thưởng
1. Tiền lương đối với người quản lý, Kiểm soát viên chuyên trách được xác định và trả lương gắn với hiệu quả sản xuất, kinh doanh, kết quả quản lý, điều hành hoặc kiểm soát, có khống chế mức hưởng tối đa và bảo đảm tương quan hợp lý với tiền lương của người lao động trong công ty.
2. Thù lao đối với người quản lý, Kiểm soát viên không chuyên trách tại công ty được tính theo công việc và thời gian làm việc, nhưng không vượt quá 20% tiền lương của người quản lý, Kiểm soát viên chuyên trách; đối với người quản lý, Kiểm soát viên được cử đại diện vốn góp ở nhiều công ty, doanh nghiệp khác thì Khoản thù lao do công ty, doanh nghiệp khác trả được nộp về công ty để chi trả theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ, nhưng tối đa không vượt quá 50% mức tiền lương thực tế được hưởng tại công ty. Phần còn lại (nếu có) được hạch toán vào thu nhập khác của công ty.
3. Quỹ tiền lương, thù lao của người quản lý, Kiểm soát viên được xác định theo năm, tách riêng với quỹ tiền lương của người lao động, do công ty xây dựng và trình chủ sở hữu phê duyệt. Hàng tháng, người quản lý, Kiểm soát viên được tạm ứng bằng 80% của số tiền lương, thù lao tạm tính cho tháng đó; số 20% còn lại được quyết toán và chi trả vào cuối năm.
4. Tiền lương, thù lao của người quản lý, Kiểm soát viên được hạch toán vào giá thành hoặc chi phí kinh doanh và được thể hiện thành một mục trong báo cáo tài chính hàng năm của công ty.
5. Tiền thưởng của người quản lý, Kiểm soát viên được xác định theo năm tương ứng với hiệu quả sản xuất, kinh doanh, kết quả quản lý, điều hành hoặc kiểm soát, được trả một phần vào cuối năm, phần còn lại sau khi kết thúc nhiệm kỳ.
6. Đối với trường hợp Chủ tịch công ty kiêm Tổng Giám đốc, Giám đốc thì chỉ được nhận tiền lương của một chức danh cao nhất.
7. Tiền lương, tiền thưởng, thù lao của Trưởng ban kiểm soát, Kiểm soát viên xác định theo quy định tại Nghị định này, sau khi trừ khoản phải nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các khoản khác theo quy định của pháp luật để trích nộp cho cơ quan bảo hiểm, công ty nộp cho cơ quan đại diện chủ sở hữu để hình thành quỹ chung và chi trả cho Kiểm soát viên theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao.
8. Đối với trường hợp Ban kiểm soát của công ty chỉ có 01 Kiểm soát viên theo quy định tại Điều 103 Luật Doanh nghiệp thì Kiểm soát viên được hưởng tiền lương, thù lao, tiền thưởng của chức danh Trưởng Ban kiểm soát.
Như vậy, theo quy định mới nhất, tiền lương của người quản lý Công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được xác định theo nguyên tắc:
- Tiền lương đối với người quản lý được xác định và trả lương gắn với hiệu quả sản xuất, kinh doanh, kết quả quản lý, điều hành hoặc kiểm soát, có khống chế mức hưởng tối đa và bảo đảm tương quan hợp lý với tiền lương của người lao động trong công ty;
- Quỹ tiền lương, thù lao của người quản lý được xác định theo năm, tách riêng với quỹ tiền lương của người lao động, do công ty xây dựng và trình chủ sở hữu phê duyệt. Hàng tháng, người quản lý được tạm ứng bằng 80% của số tiền lương, thù lao tạm tính cho tháng đó; số 20% còn lại được quyết toán và chi trả vào cuối năm;
- Tiền lương của người quản lý được hạch toán vào giá thành hoặc chi phí kinh doanh và được thể hiện thành một mục trong báo cáo tài chính hàng năm của công ty;
- Đối với trường hợp Chủ tịch công ty kiêm Tổng Giám đốc, Giám đốc thì chỉ được nhận tiền lương của một chức danh cao nhất.
Xếp lương của người quản lý Công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được quy định như thế nào theo Nghị định 21/2024/NĐ-CP?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 52/2016/NĐ-CP, được thay thế, sửa đổi bởi khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định 21/2024/NĐ-CP quy định xếp lương của người quản lý Công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ như sau:
- Căn cứ vào cơ cấu tổ chức quản lý, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty xây dựng, ban hành bảng lương và xếp lương đối với người quản lý làm cơ sở để thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động;
- Các mức lương trong bảng lương do Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định, nhưng phải bảo đảm quỹ tiền lương tính theo các mức lương trong bảng lương không được vượt quá quỹ tiền lương kế hoạch của người quản lý theo quy định tại Nghị định 21/2024/NĐ-CP;
- Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung bảng lương của người quản lý, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức đối thoại tại nơi làm việc theo quy định, báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận và công khai tại công ty trước khi thực hiện.
Nghị định 21/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/4/2024.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?