Thực phẩm chức năng là gì? Chuyên viên chính về An toàn thực phẩm yêu cầu trình độ đào tạo gì?
Thực phẩm chức năng là gì?
Theo Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
23. Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y học.
24. Thực phẩm biến đổi gen là thực phẩm có một hoặc nhiều thành phần nguyên liệu có gen bị biến đổi bằng công nghệ gen.
25. Thực phẩm đã qua chiếu xạ là thực phẩm đã được chiếu xạ bằng nguồn phóng xạ để xử lý, ngăn ngừa sự biến chất của thực phẩm.
26. Thức ăn đường phố là thực phẩm được chế biến dùng để ăn, uống ngay, trong thực tế được thực hiện thông qua hình thức bán rong, bày bán trên đường phố, nơi công cộng hoặc những nơi tương tự.
27. Thực phẩm bao gói sẵn là thực phẩm được bao gói và ghi nhãn hoàn chỉnh, sẵn sàng để bán trực tiếp cho mục đích chế biến tiếp hoặc sử dụng để ăn ngay.
28. Truy xuất nguồn gốc thực phẩm là việc truy tìm quá trình hình thành và lưu thông thực phẩm.
Theo đó thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y học.
Thực phẩm chức năng là gì? Chuyên viên chính về An toàn thực phẩm yêu cầu trình độ đào tạo gì? (Hình từ Internet)
Chuyên viên chính về An toàn thực phẩm yêu cầu trình độ đào tạo gì?
Căn cứ theo Phụ lục II bản mô tả công việc, khung năng lực vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành y tế ban hành kèm theo Thông tư 19/2023/TT-BYT hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, có quy định như sau:
Nhóm yêu cầu | Yêu cầu cụ thể |
Trình độ đào tạo | Tốt nghiệp đại học trở lên các chuyên ngành: Y, Dược, Dinh dưỡng, Thực phẩm, Luật, Y tế công cộng và chuyên ngành khác có liên quan |
Bồi dưỡng, chứng chỉ | - Quản lý hành chính: Chương trình chuyên viên chính - Ngoại ngữ: Theo tiêu chuẩn ngạch chuyên viên chính - Tin học: Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản - Kiến thức khác: Theo yêu cầu của nhiệm vụ được phân công |
Kinh nghiệm | Có tối thiểu 9 năm giữ ngạch chuyên viên hoặc tương đương (trong đó thời gian là chuyên viên về an toàn thực phẩm tối thiểu là 12 tháng). |
Phẩm chất cá nhân | - Trung thực, kiên định nhưng biết lắng nghe - Điềm tĩnh, cẩn thận - Khả năng phân tích, tổng hợp, giải quyết vấn đề - Tinh thần trách nhiệm cao, tự giác, chủ động sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, phối hợp công tác tốt - Khả năng đoàn kết nội bộ |
Các yêu cầu khác | - Có khả năng tham mưu, thực hiện, triển khai các chủ trương, chính sách, nghị quyết, kế hoạch, giải pháp đối với lĩnh vực An toàn thực phẩm. - Có khả năng đề xuất những chủ trương, xây dựng quy trình nội bộ và giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ An toàn thực phẩm. - Hiểu và vận dụng được các kiến thức chuyên sâu, nâng cao về lĩnh vực An toàn thực phẩm, kỹ năng xử lý các tình huống trong quá trình hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tham mưu, đề xuất và thực hiện công việc. - Hiểu và vận dụng được các kiến thức về phương pháp nghiên cứu, tổ chức, triển khai nghiên cứu, xây dựng các tài liệu, đề tài, đề án thuộc lĩnh vực An toàn thực phẩm. - Biết vận dụng các kiến thức cơ bản và nâng cao, có kỹ năng thuyết trình, giảng dạy, hướng dẫn nghiệp vụ về ngành, lĩnh vực. |
Chuyên viên chính về An toàn thực phẩm làm công việc gì?
Căn cứ theo Phụ lục II bản mô tả công việc, khung năng lực vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành y tế ban hành kèm theo Thông tư 19/2023/TT-BYT hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, có quy định như sau:
Nhiệm vụ, mảng công việc | Công việc cụ thể |
2.1. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án | - Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, xây dựng chiến lược, cơ chế, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án và các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý an toàn thực phẩm. - Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về an toàn thực phẩm. |
2.2. Hướng dẫn và triển khai thực hiện các văn bản. | Tham gia hướng dẫn về quản lý an toàn thực phẩm: - Hướng dẫn triển khai các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, cơ chế, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đề án về quản lý an toàn thực phẩm. - Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ quản lý an toàn thực phẩm cho địa phương, doanh nghiệp. |
2.3. Kiểm tra sơ kết, tổng kết việc thực hiện các văn bản | Kiểm tra, phân tích, đánh giá, báo cáo tổng kết việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, cơ chế, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án về quản lý an toàn thực phẩm; đề xuất chủ trương, biện pháp chấn chỉnh. |
2.4. Thẩm định đề án có liên quan | Tham gia thẩm định các đề tài, đề án, công trình cấp tỉnh, thành phố, cấp bộ, cấp nhà nước về chuyên môn, nghiệp vụ của lĩnh vực an toàn thực phẩm |
2.5. Thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ. | Chủ trì hoặc tham gia tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ theo nhiệm vụ được phân công |
2.6. Phối hợp thực hiện. | Phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu hoạch định và thực thi chính sách liên quan đến ngành, lĩnh vực nhiệm vụ được phân công. |
2.7. Thực hiện chế độ hội họp | Tham dự các cuộc họp hội nghị, hội thảo liên quan đến công tác theo phân công |
2.8. Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân. | Theo đúng kế hoạch công tác của cơ quan, tổ chức và nhiệm vụ được giao. |
2.9. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của lãnh đạo cấp trên |
- 2 phương án tăng mức lương trong năm 2025 cho toàn bộ đối tượng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang mức độ khả thi thế nào?
- Sau đợt tăng lương hưu 15%, mức tăng lương hưu mới trong đợt tăng tiếp theo đã có chưa?
- Bắt đầu điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng của các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước nếu thỏa mãn điều kiện gì?
- Tiếp tục tăng lương hưu vào 2025 cho 09 đối tượng CBCCVC và LLVT khi đáp ứng điều kiện gì?
- Chỉ áp dụng lương cơ sở 2.34 triệu để tính lương đến khi đề xuất 05 bảng lương mới lên Trung ương được thông qua đúng không?